【kq juventude】Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?
Từng bị xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi,ừngườichăntrâutrởthànhquânsưkiệtxuấtchochúaNguyễnônglàkq juventude sau trở thành người chăn trâu nhưng bằng ý chí, nghị lực, ông phát huy tài năng, trở thành quân sư kiệt xuất.
Người được nhắc đến chính là Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, dưới thời chúa Trịnh, ông thi hương đỗ Á nguyên khi mới chỉ 21 tuổi. Thế nhưng sau đó, ông bị triều đình ra lệnh lột mũ, xóa tên bảng vàng vì phát hiện tội đổi họ đi thi, buộc phải lặn lội vào Nam lập nghiệp.
Ngày mới vào Nam, vì chưa có chỗ trú chân nên Đào Duy Từ phải vào tận Hoài Nhơn (Bình Định) làm nghề chăn trâu cho phú ông.
Một hôm khi đi chăn trâu về, thấy nhà phú ông có nhiều quan Nho, ông đi vào đàm luận. Tại đây, ông bộc lộ được trí tuệ uyên bác của mình, khiến nhiều người nể trọng. Gia chủ may sắm quần áo mới cho Đào Duy Từ, mời ngồi giảng sách, không bắt đi chăn trâu nữa.
Tiếng tăm Đào Duy Từ đồn đến tai chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1627, sau khi đọc bài Ngọa Long cương vãn của Đào Duy Từ, chúa nhận ra đây là người có chí lớn, liền cho gọi đến.
Trong lần gặp gỡ này, Đào Duy Từ thể hiện am hiểu việc đời, thời thế. Chúa mừng lắm, phong cho ông làm Nha úy Nội tán, trông coi việc quân cơ, tham lý quốc chính. Từ đây, Đào Duy Từ chính thức bước vào con đường quan lộ.
Khi được chúa Nguyễn tin dùng, Đào Duy Từ từng bước củng cố vững chắc cơ đồ họ Nguyễn, trở thành bậc quân sư xuất chúng, được chúa ca ngợi không khác gì Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị.
Vào các năm 1630 và 1631, Đào Duy Từ khởi xướng, tổ chức việc đắp lũy Trường Dục và lũy Thầy ở Quảng Bình. Nhờ có hai trường lũy trên, chúa Nguyễn ngăn chặn được quân Trịnh trong bảy lần giao tranh.
Sau khi dò la biết được Đào Duy Từ bày mưu cho chúa Nguyễn, chúa Trịnh tiếc người tài, tìm cách lôi kéo ông theo về với triều đình Lê - Trịnh, nhưng Đào Duy Từ từ chối.
Ngoài việc giúp chúa Nguyễn đánh lui quân Trịnh, Đào Duy Từ còn có công mở đất phương Nam, giúp Đàng Trong phồn thịnh, xây dựng định chế chính quyền được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho họ Nguyễn.
Nhờ những kế sách đúng đắn của Đào Duy Từ, chính quyền của chúa Nguyễn bước sang trang mới, từng bước dứt hẳn khỏi sự lệ thuộc vào chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, trở thành thế lực phong kiến hùng mạnh, độc lập ở Đàng Trong.
Đào Duy Từ phục vụ cho chúa Nguyễn được 8 năm thì mất, thọ 63 tuổi.
Kim Nhã