Mong dân thông cảm vì giá thịt lợn cao,álợntăngcaodothiếuthôngtinvềnguồkèo bóng đá thái lan Bộ Nông nghiệp cam kết không để khủng hoảng | |
"Giá lợn còn tăng cao nhưng sẽ không để giá tăng quá cao như Trung Quốc" |
Từ nay tới hết năm, giá lợn được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao. Ảnh: Internet |
Giá tăng không phải do thiếu nguồn cung
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến: “Áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đẩy mạnh tái đàn lợn đảm bảo cung – cầu thực phẩm dịp Tết” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức chiều ngày 14/11, ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định thời gian qua giá lợn hơi tăng nhanh nhưng đó là hiện tượng cá biệt.
"Giá do các doanh nghiệp áp dụng vẫn ổn định ở mức 58.000 – 65.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi ở miền Bắc nằm trong khoảng 65.000 – 66.000 đồng/kg; giá lợn hơi miền Nam 60.000 – 61.000 đồng/kg. Như vậy, nguyên nhân chính không phải do chúng ta thiếu hụt nguồn cung quá lớn mà có vấn đề về lưu thông, thông tin", ông Dương nói.
Cụ thể, thông tin chưa rõ ràng về nguồn cung chăn nuôi lợn tại từng địa phương nên gây tâm lý hoang mang, dẫn đến người dân và thương lái nâng giá bán, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, thu mua chụp giật càng đẩy giá lên cao.
Ông Nguyễn Xuân Dương phân tích, chính vì diễn biến phức tạp của giá lợn trong nước và dự báo tăng cao, mặc dù lợn đã đạt trọng lượng, nhưng nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn quyết giữ để chờ thêm giá dẫn đến tình trạng cầu vượt cung.
“Trước kia các thương lái mua của nông hộ là chính, nay nông hộ hầu như không còn lợn nên không tiếp cận nguồn cung thịt lợn. Nguồn cung lợn chính bây giờ là ở các trang trại lớn, các công ty, hộ chăn nuôi lớn mà các hộ này thường bán theo xe, số lượng lớn. Thương lái không tiếp cận được nguồn đó thì bao nhiêu cũng phải mua, ở chiều ngược lại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại có tâm lý găm hàng và nếu bán thì giá rất cao”, ông Dương nhấn mạnh.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Kiều Đình Thép, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cho biết: Năm nay nguồn cung của công ty so với năm ngoái tăng khoảng 10%.
Quan điểm của công ty là cùng chung tay bình ổn giá và chỉ cung cấp cho các khách hàng là những đối tác gắn bó lâu năm và có hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp. Còn đối với nhu cầu khách không thường xuyên, công ty vẫn phục vụ nhưng phục vụ những đơn hàng ở mức độ vừa phải bởi nếu bán ồ ạt ra thị trường mà các thương lái thu mua qua nhiều lớp trung gian sẽ tiếp tục đẩy giá lợn tăng cao.
Chuyển đổi cơ cấu bữa ăn
Ông Dương dự báo: “Dịp cuối năm, chắc chắn giá lợn sẽ tăng cao. Đây cũng là xu thế tất yếu vì nhu cầu tiêu dùng trong tháng tết cao, nhưng tăng quá cao thì không, chúng ta không lo khủng hoảng nếu sản xuất tốt”.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản kiểm soát tốt, các địa phương nên vận động người dân tái đàn có kiểm soát, không né tránh việc tái đàn. Ngoài ra, phải kiểm soát được nguồn cung, không được chủ quan lơ là, phải làm quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch, nếu để tái dịch sẽ rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, để chủ động nguồn thực phẩm, theo ông Dương, người tiêu dùng cũng nên chuyển đổi cơ cấu bữa ăn. “Gà đồi Yên Thế, cá chép, cá trắm… rất ngon, hãy chuyển sang dùng thực phẩm này, thay vì chỉ dùng thịt lợn. Điều này cũng là một giải pháp chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, với Chính phủ”, ông Dương nói.
Thông tin thêm về đẩy mạnh tái đàn lợn ở các địa phương, ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ Công Thương) lưu ý: Đối với những địa phương đã qua 30 ngày không tái phát dịch tả lợn Châu Phi có thể tái đàn nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, tái đàn có kiểm soát và an toàn sinh học.
“Có thể tái đàn khi tại địa phương dịch đã qua 30 ngày và việc tổ chức các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo theo yêu cầu của các quy định hiện hành. Tuy nhiên để tái đàn thành công phải áp dụng các biện pháp sinh học và có kiểm soát. Thời điểm ban đầu chỉ nuôi 10% công suất của của cơ sở trong 1 tháng, sau khi theo dõi không có dấu hiệu của dịch và xét nghiệm lợn âm tính với dịch thì sẽ nuôi toàn bộ công suất”, ông Long nói.