Tại Hội nghị tổng kết về tái cơ cấu DNNN mới đây,ưởngbaonhiêulợinhuậntừxăngdầlịch bíng đá ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex cho biết song song với những kết quả đạt được, sau khi triển khai tái cấu trúc, Tập đoàn đã gặp một số vấn đề còn vướng mắc.
60% lợi nhuận của Petrolimex từ các đầu tư ngoài ngành
Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế yêu cầu thực hiện nguyên tắc thị trường hóa khi thoái vốn đầu tư của DNNN và những lĩnh vực không phải kinh doanh chính. Tuy nhiên tới thời điểm này, chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định cụ thể việc thực hiện nguyên tắc thị trường hóa này để tháo gỡ điểm nút trong tái cơ cấu là “thoái vốn tại các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành nhưng phải bỏa toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Theo ông Bùi Ngọc Bảo, thoái vốn tại một số DN sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm, đời sống người lao động, tạo áp lực lên các vấn đề kinh tế xã hội khác.
“ Hiện có hai hình thức đầu tư ngoài ngành bao gồm đầu tư doanh nghiệp và đầu tư tài chính. Với hình thức đầu tư tài chính, Tập đoàn không hề vướng mắc trong thoái vốn. Tuy nhiên với hình thức đầu tư doanh nghiệp, khi thực hiện thoái vốn cần có sự phân định rõ tiêu thức chung, khi thực hiện thoái vốn có đồng nghĩa với bán DN hay không?”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex đặt vấn đề.
Ông Bảo dẫn ví dụ về hai DN đang làm ăn hiệu quả do Petrolimex đầu tư vốn thành lập đang được cho là hoạt động hiệu quả. "Thứ nhất là Tổng công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) được đánh giá là 1 trong 4 tổng công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Vậy khi thoái vốn tức là bán 51% cổ phần thì có phải PJICO không tồn tại? Tương tự, việc Tập đoàn góp vốn thành lập Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank) từ 2012, cũng đang đem lại hiệu quả. sau khi có quyết định của Bộ chính trị không đầu tư ngoài ngành. Cụ thể, với số vốn ban đầu 800 tỷ đồng thì giờ đã tăng lên 30%, ước khoảng 1.200 tỷ đồng”, ông Bảo cho biết.
Qua đây, lãnh đạo Petrolimex cũng công bố lượng vốn phân bổ trong các hạng mục kinh doanh của Tập đoàn. Theo đó, cơ cấu vốn đầu tư trong ngành đối với mặt hàng xăng dầu lên tới hơn 60%, số còn lại khoảng 35% lượng vốn đang được đầu tư cho các lĩnh vực khác. “Thời gian vừa qua lãi từ xăng dầu mang lại đâu có nhiều, trong khi 60% lợi nhuận mang lại cho tập đoàn đều từ các nguồn khác không phải nguồn từ xăng dầu.”, ông Bảo nói.
Từ đây, vị lãnh đạo Tập đoàn Petrolimex có kiến nghị: Thực hiện tái cơ cấu thì thoái vốn là cần thiết nhưng đối với cơ cấu từng DN, phải có tiêu thức chung đảm bảo duy trì hoạt động đầu tư vốn trước đây có hiệu quả để DN tiếp tục hoạt động.
Một vấn đề khác cũng được ông Bùi Ngọc Bảo đề cập tại Hội nghị: Dù đã chính thức hoạt động như một công ty cổ phần (từ 1/12/2011) nhưng đến nay Petrolimex vẫn chưa hoàn thành quyết toán cổ phần hóa để chính thức bàn giao sang công ty cổ phần, chưa thực hiện chia cố tức cho cổ đông.
Cổ phần hóa là để thu hút vốn đầu tư xã hội phục vụ phát triển DN là để thay đổi mô hình quản trị, công khai, minh bạch hóa, tạo cơ chế và sự chủ động cho hoạt động của DN. Tuy nhiên, với các DN có vốn nhà nước trên 50%, các quy định về kiểm soát, giám sát, lao động tiền lương, trình duyệt chủ sở hữu nhà nước có xu hướng được quy định lại không khác gì các DN 100% vốn nhà nước. Đây cũng là một yếu tố hạn chế doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư xã hội, đặc biệt từ các cổ đông, thành viên góp vốn chiến lược, vốn đầu tư nước ngoài.
Hoàng Vũ
Thương lái Trung Quốc mua nông sản: Đại biểu "truy" Bộ trưởng Bộ Công thương