【roma feyenoord】Áp dụng quản lý rủi ro để tối ưu hóa kiểm tra chuyên ngành

Thay đổi căn bản

Những năm qua,Ápdụngquảnlýrủirođểtốiưuhóakiểmtrachuyênngàroma feyenoord bằng việc áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) kết hợp với chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", ngành Hải quan đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan, từ thủ công sang tự động hóa dựa trên phân tích đánh giá rủi ro, qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Từng nhiều lần đánh giá cao kết quả cải cách của ngành Hải quan, ông Daniel Baldwin - chuyên gia quốc tế Dự án Tạo thuận lợi thương mại, do Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, nhận xét rằng, công chức hải quan làm việc khá chuyên nghiệp, đặc biệt là khi Hải quan Việt Nam áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hàng hóa. Áp dụng phương thức này thể hiện nỗ lực của cơ quan hải quan trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của hải quan trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Áp dụng quản lý rủi ro để tối ưu hóa kiểm tra chuyên ngành
Nhờ quản lý rủi ro, công chức hải quan làm việc chuyên nghiệp hơn. Ảnh: Vân Hồng

Đánh giá ở phương diện vĩ mô, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), khẳng định: Việc áp dụng quản lý rủi ro giúp sức rất tốt cho công tác quản lý nhà nước, giảm thời gian thực hiện các trách nhiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi trong thông quan, tăng khối lượng hàng hóa qua cảng, các cửa khẩu của Việt Nam; thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.

Nhận thấy được hiệu quả rõ rệt, cơ quan hải quan đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tối ưu hóa quản lý rủi ro ở tất cả các khâu, một trong số đó là kiểm tra chuyên ngành - "mắt xích” quan trọng để đẩy nhanh thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cần có trung tâm tích hợp

Thời gian qua, hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã có sửa đổi, hàng rào về pháp lý được cải cách để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tốt hơn. Tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành nhiều rào cản với doanh nghiệp. Các quy định hành chính còn thực hiện thủ công. Mặc dù đã có 214 thủ tục hành chính được kết nối, nhưng vẫn còn khoảng cách để các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia giữa số lượng thủ tục được đăng ký với số lượng doanh nghiệp, hồ sơ được thực hiện.

Để áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát, công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành; hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành, phục vụ công tác phân luồng kiểm tra.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các đơn vị hải quan đã tiến hành thu thập thông tin danh mục hàng hóa, chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thông tin hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; từ đó, nhận diện rủi ro, phân tích chính sách quản lý chuyên ngành, đánh giá rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - đối tượng của chính sách quản lý chuyên ngành.

Áp dụng quản lý rủi ro đang là xu hướng chung

Việc áp dụng quản lý rủi ro được áp dụng ở hầu hết các quốc gia châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi… vừa giảm bớt những lô hàng phải kiểm tra, vừa đảm bảo an toàn cho người dân. Do vậy, việc áp dụng nguyên tắc, tiêu chí quản lý rủi ro là xu hướng chung không loại trừ quốc gia nào. Lực lượng hải quan ở mỗi quốc gia không chỉ có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa để tránh rủi ro, nguy cơ cho nền kinh tế, mà còn hỗ trợ, mở rộng chuỗi cung ứng, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Khi đã nhận diện được rủi ro, cơ quan hải quan áp dụng tiêu chí phân luồng kiểm tra, giám sát hải quan theo chính sách quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành, cơ quan ban hành chính sách; đồng thời, xác lập và quản lý danh sách doanh nghiệp trọng điểm rủi ro hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc chính sách quản lý chuyên ngành; sau đó quay lại xây dựng, quản lý và thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ kiểm soát rủi ro hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc chính sách quản lý chuyên ngành.

Với vai trò là cơ quan đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, hiện Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chức năng hệ thống cho phép cập nhật, tích hợp thông tin, dữ liệu hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành, phục vụ tra cứu, tìm kiếm, thống kê, đánh giá rủi ro...

Hiến kế cho ngành Hải quan, bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, cần thiết phải xây dựng trung tâm dữ liệu, có sự chia sẻ giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo việc lựa chọn doanh nghiệp, mặt hàng thực hiện đầy đủ yêu cầu quản lý rủi ro, giúp nâng cao hiệu quả, thực chất của hoạt động này. Nếu thiết lập được cơ chế liên thông thì trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là kiểm tra chuyên ngành sẽ có nhiều thuận lợi.

Ông Daniel Baldwin cũng khuyến nghị, Việt Nam cần xem xét xây dựng trung tâm QLRR có tính tích hợp để các cơ quan quản lý biên giới cùng hợp tác, chia sẻ những nghĩa vụ phải thực hiện, đảm bảo sự tuân thủ, không gây ra những hạn chế không cần thiết cho hoạt động thương mại. Khi xây dựng trung tâm này, các cơ quan cần thỏa thuận, thống nhất trong việc thực hiện sứ mệnh chung, trách nhiệm chung là vừa quản lý hàng hóa, con người đi qua biên giới đảm bảo an toàn, vừa không gây hạn chế, trở ngại việc lưu thông hàng hóa, thương mại.