【barca vs celta】DN bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài phải được Bộ Tài chính chấp thuận

dn bao hiem dau tu ra nuoc ngoai phai duoc bo tai chinh chap thuan

Khi mở rộng thêm 1 loại hình BH,ảohiểmđầutưranướcngoàiphảiđượcBộTàichínhchấpthuậbarca vs celta DNBH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải bổ sung vốn điều lệ cao hơn vốn pháp định 50 tỷ đồng (Ảnh:Minh họa).

Đây là Thông tư quan trọng, tạo hành lang pháp lý giúp các DNBH thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quản lý tài chính

Mở rộng một chi nhánh phải bổ sung 10 tỷ đồng

Quy định về vốn điều lệ đã góp, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu, Thông tư quy định: Vốn điều lệ đã góp của DNBH là số vốn do chủ sở hữu thực góp vào DN. Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, số tiền tại tài khoản phong tỏa của ngân hàng được chuyển thành vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn được cấp). Vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn được cấp) phải tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của DN kinh doanh bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Trường hợp muốn mở rộng nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động, DN kinh doanh bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện bổ sung vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn được cấp) như sau: Đối với mỗi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tăng thêm, DN kinh doanh bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 10 tỷ đồng Việt Nam. Đối với mỗi loại hình bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh, DNBH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải bổ sung vốn điều lệ đã góp (hoặc vốn được cấp) cao hơn mức vốn pháp định là 50 tỷ đồng Việt Nam.

Về quản lý vốn chủ sở hữu, Thông tư nêu rõ, trong suốt quá trình hoạt động, DNBH, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn quy định. Hàng năm, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán, DNBH, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Không được đi vay để đầu tư vào CK, BĐS

Hoạt động đầu tư tài chính của DNBH, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc: Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản. Ngoài ra, không được đi vay để đầu tư trực tiếp (hoặc uỷ thác đầu tư) vào chứng khoán, bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó, các DNBH, chi nhánh nước ngoài không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng. Việc đầu tư dưới hình thức gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (bao gồm cả các tổ chức tín dụng là cổ đông, thành viên góp vốn), DNBH, chi nhánh nước ngoài phải lựa chọn các tổ chức tín dụng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, phải hạch toán tách bạch các khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc ghi nhận các tài sản đầu tư được thực hiện một cách nhất quán. Đặc biệt, việc đầu tư ra nước ngoài phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.

Thông tư cũng quy định về khả năng thanh toán; doanh thu chi phí; việc tách quỹ và phân chia thặng dư trong BH nhân thọ; quản trị tài chính, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập; chế độ báo cáo... của DN kinh doanh bảo hiểm, DN tái BH, chi nhánh nước ngoài.

Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2012.

Minh Anh