Từ nhiều năm nay,ắtcơmnắmbìnhchèxanhbếplửahồkeo chau á ở khu quy hoạch đường Tôn Thất Dương Kỵ (TP. Huế), nơi tôi sinh sống, có một xóm nhỏ gồm một số gia đình gắn bó với nhau mới chỉ thời gian gian đây, hằng năm đều tổ chức lễ cúng Âm hồn (còn gọi là lễ cúng 23 tháng 5). Đây là một trong 2 lễ cúng và cũng là sinh hoạt cộng đồng thứ hai sau dịp Tết Nguyên đán của họ. Vào dịp này, thành viên trong các gia đình, không kể già - trẻ - gái - trai đều tề tựu đông đủ để “sau cúng là cấp”, cùng dùng một bữa cơm cộng đồng. Đó cũng là cái cách mà những con người ở xóm nhỏ này biểu lộ lòng thành và cùng hòa chung với cả vùng đất Cố đô, tưởng nhớ về những người đã mất trong sự kiện bi thương thất thủ Kinh đô.
');this.closest('table').remove();"> |
Lễ cúng Âm hồn 23 tháng 5 Âm lịch bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử đặc biệt của Kinh thành Huế - sự kiện thất thủ Kinh đô vào đêm 22 rạng 23 tháng 5 năm Ất Dậu 1885. Vè “Thất thủ Kinh đô” miêu tả: “Trách lòng quan tướng không toàn/ Hai bên thiên hạ chết oan rất nhiều/ Súng mình nó bắn phiêu phiêu/ Súng Tây nó bắn chết nhiều người ta...”. Lễ cúng Âm hồn 23 tháng 5, do thế, còn được gọi là cúng “Thất thủ Kinh đô 23 tháng 5”. Một thời, người Huế xem đây là ngày “kỵ chung”, ngày giỗ của cả Kinh thành, kéo dài từ đầu cho đến hết tháng 5. Từng gia đình cúng, cả xóm cúng, cả chợ cúng... và cả triều đình cũng cúng. Cúng trong nhà, ở trong vườn, trước ngõ, cúng đầu xóm, trong chợ, ở bến đò, bến sông và đặc biệt, ở các miếu âm hồn. Cúng 23 tháng 5 đã trở thành một phần của tâm thức Huế, không nơi nào có được.
Tôi không rành về nghi thức nhưng đặc biệt ấn tượng về những lễ vật được dâng cúng mang ý nghĩa gợi nhớ và gợi cảm, đầy sự thương cảm, yêu thương và mang tính nhân văn sâu sắc. Cũng như bao lễ cúng khác ở Huế, dân gian truyền tụng nghi lễ cúng 23/5 có bàn thượng và bàn hạ. Bàn thượng sắp xếp nến đèn bát nhang, bông ba hoa quả, cau trầu rượu sao cho đăng đối, thêm chén chè, dĩa xôi cho đúng vị trí, nghiêm túc mà nhìn lại đẹp, lại có tâm. Đó là bàn các quan. Còn bàn hạ, hay là bàn dưới bày dọn các vật lễ cúng là những món tùy tâm của mỗi một gia chủ. Đáng nói là, không thể thiếu những nắm cơm vắt, bình nước chè xanh và một bếp lửa hồng.
Dân gian quan niệm, cô hồn đói khổ, một năm được một lần cúng, nắm cơm vắt là quà để cho họ ăn xong có cái lận lưng mang về ăn dọc đường. Cũng như cháo thánh, muối, hột nổ, phà ra tứ phía; ai đến muộn, đến sau, đến không kịp thì còn cất công nhặt nhạnh kiếm chút thức ăn sót cho đỡ tủi thân. Việc châm lửa đốt củi này là tái hiện lại câu chuyện lịch sử người dân đốt đuốc để soi đường trong lúc chạy ra khỏi Kinh thành trong đêm 23/5. Đó là bởi biến cố Kinh đô, chết đủ kiểu. Lửa cho người lỡ may chết nước, chết sông, chết hồ sưởi ấm cho đỡ lạnh. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa thì đơn giản bảo rằng, cơm vắt (hay cơm nắm) để người ta mang theo khi chạy loạn. Có bình nước chè xanh rất to là bởi năm đó mùa hè người ta rất khát nước. Còn bếp lửa là để các oan hồn run rẩy được sưởi ấm vì năm đó có nhiều người chết vùi dưới sông hồ, hào nước bao quanh Kinh thành.
Người xưa đã khuất bóng nhưng dấu tích xưa về sự kiện Kinh đô thất thủ vẫn đang hiện hữu. Ở bên bờ bắc sông Hương có xóm và miếu Âm hồn, đàn Âm hồn. Miếu do dân lập, còn đàn là của triều đình, được vua Thành Thái cho lập vào năm 1894 và 120 năm sau được xếp hạng di tích lịch sử. Ở phía bờ nam sông Hương, khu mộ Ba Đồn nằm trên một diện tích khá rộng, thường được gọi là tam đàn (3 cái đàn - mô đất cao) và ngũ trủng (5 cái trủng - khoảnh đất thấp), là nơi quy tụ hơn 10 ngàn âm linh phiêu dạt. Bàng bạc khi tháng 5 Âm lịch về là lễ cúng Âm hồn ở vùng đất Huế, một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.
Còn chiều nay, khi ngồi viết bài báo này, mắt tôi sao cứ cay cay khi nhớ lại nắm cơm vắt, bình chè xanh và bếp lửa hồng dành cho kẻ khuất mặt trong trận chiến lịch sử thất thủ năm ấy trên mâm lễ cúng cô hồn 23 tháng 5 Âm lịch.