>>Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
15 năm trưởng thành của HOSE
Khai mạc buổi lễ,ấnđấuđưathịtrườngchứngkhoánpháttriểnmạnhvàvữngchắchơnnữkèo nhà cái bóng đá châu âu Tiến sĩ Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên HOSE, đã khái quát lại quá trình hoạt động 15 năm và nêu những thành quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế.
Ông Sinh cho biết, với mục tiêu xây dựng kênh huy động vốn trung và dài hạn, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 15 năm qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật như quy mô và chất lượng hàng hóa không ngừng tăng trưởng, phương thức giao dịch ngày càng hiện đại, sự minh bạch thông tin và các hình thức quản trị công ty niêm yết trên thị trường ngày càng được nâng cao.
Theo ông Sinh, kể từ khi khai trương hoạt động vào ngày 20/7 và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (tiền thân của HOSE) đã xây dựng được một TTCK tập trung quy mô lớn nhất cả nước, quy tụ các DN niêm yết hàng đầu trong nền kinh tế với tổng giá trị vốn hóa đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị chứng khoán được mua và bán đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thực hiện nghi thức đánh chiêng kỷ niệm 15 năm hoạt động của HOSE. |
Bên cạnh đó, HOSE đã xây dựng được kênh huy động vốn hiệu quả; đảm bảo tính minh bạch, công bằng của thị trường và góp phần nâng cao chất lượng quản trị DN của các tổ chức niêm yết và xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại cho TTCK.
Tuy nhiên, ông Sinh cũng cho rằng, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có sự tăng trưởng nhưng còn nhỏ so với các thị trường trong khu vực, vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam mới gần bằng 1/5 thị trường Phillippines, 1/7 thị trường Indonesia và 1/8 thị trường Thái Lan. “Hàng hóa trên HOSE cũng còn chưa đa dạng, các công cụ đầu tư, giao dịch, phòng ngừa rủi ro vẫn còn hạn chế, thanh khoản thị trường chưa đủ sâu, cơ cấu nhà đầu tư chưa bền vững….”, ông Sinh nói.
Thành công nhưng không được chủ quan, tự mãn!
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao những kết quả đạt được của HOSE nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung; đồng biểu dương toàn bộ cán bộ công chức cũng như người lao động trong của ngành Chứng khoán trong việc nỗ lực phấn đấu từng bước đưa TTCK phát triển mạnh và vững chắc, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Thủ tướng mong muốn ngành Chứng khoán sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và ra sức khắc phục những khó khăn để đưa TTCK Việt Nam phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, quy mô lớn hơn nhằm đóng góp thiết thực hơn nữa trong phát triển đất nước.
Tuy nhiên, nếu so với TTCK các nước trên thế giới thì TTCK Việt Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn. Từ thực tế này, Thủ tướng đã chỉ đạo toàn ngành Chứng khoán không được chủ quan, không được thỏa mãn và phải cố gắng nhiều hơn nữa; đồng thời đề nghị cán bộ lãnh đạo công chức toàn ngành Tài chính nói chung và ngành Chứng khoán nói riêng cần nghiêm túc thực hiện tốt 5 nhiệm vụ để TTCK hoạt động hiệu quả, vững mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc ngành Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham dự buổi lễ. |
Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách trên tinh thần phù hợp với lĩnh vực chứng khoán, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu TTCK để TTCK thực hiện tốt vai trò quan trọng là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Song song với đó, phải đẩy mạnh, nhanh và hiệu quả hơn nữa chương trình cổ phần hóa DNNN, nhằm đem lại hàng hóa nhiều hơn, đa dạng hơn và phong phú hơn cho TTCK. Mặt khác, Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, giám sát quản lý để ngăn chặn những hoạt động tiêu cực, gây khó cho TTCK, để thị trường hoạt động theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, an toàn, không để bong bóng đổ vỡ.
Cuối cùng, Thủ tướng cũng đề nghị là phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhân lực phục vụ cho TTCK, bởi theo Thủ tướng thì đây là lĩnh vực kinh doanh cao cấp và hết sức trí tuệ.
“Một khi TTCK khó khăn sẽ ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, tức tác động không tốt kênh dẫn vốn cho nền kinh tế. Do đó, quản lý không phải chỉ bằng quyết tâm mà phải bằng cả thể chế, bằng luật pháp, bằng cơ chế chính sách sẵn có để TTCK hoạt động hiệu quả hơn, nhanh hơn. Phải chủ động quản lý, chủ động ngăn ngừa không để TTCK rơi vào tình trạng khó khăn, đổ vỡ...”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngành Tài chính quyết đưa TTCK thành kênh dẫn vốn chủ đạo
Phát biểu đáp từ tại Buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, đã thay mặt toàn ngành Tài chính cảm ơn sự quan tâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cám ơn sự ủng hộ giúp đỡ của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hồ Chí Minh đối với HOSE và TTCK Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu. |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, công tác tái cấu trúc nền kinh tế đang chuyển sang giai đoạn rất tích cực. Công tác CPH DNNN cũng được Chính phủ và các bộ ngành địa phương triển khai quyết liệt. Gắn bó chặt chẽ với hoạt động của TTCK, công tác tái cấu trúc TTCK cũng đạt được những kết quả quan trọng. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sẽ tác động rất tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Theo Bộ trưởng, những yếu tố nền tảng trên đang tạo những cơ hội rất lớn cho sự phát triển của TTCK nước ta trong thời gian tới. Bộ Tài chính quán triệt sâu sắc và khẩn trương triển khai các nhiệm vụ giải pháp theo các nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là 5 nhiệm vụ mà Thủ tướng đặt ra ngày hôm nay để TTCK Việt Nam có bước đổi mới mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả, minh bạch và phát triển bền vững.
“Bộ Tài chính ý thức được rằng, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới còn hết sức nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự phấn đấu nỗ lực phối hợp của các bộ ngành, địa phương và sự chung tay góp sức của các thành viên thị trường, thì TTCK Việt Nam sắp tới sẽ tiếp tục phát triển, từng bước trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Bài và ảnh: Đỗ Doãn