Trong những năm qua,ữgnntvănhađẹptrongđờisốngđồdự đoán tỉ số hôm nay Hậu Giang quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn bằng những việc làm thiết thực.
Lễ Dâng y cà sa sẽ được Hậu Giang tiếp tục bảo tồn, phát huy. Ảnh: TRUNG QUÂN
Từ nghệ thuật hát Aday
Aday là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống trong cộng đồng dân tộc Khmer. Là lối hát đối đáp giữa đôi trai gái, khi là lời ví von, lúc là lời trao đổi, gởi gắm tâm tư, tình cảm. Hát thường đi kèm với múa, với ý nghĩa cầu mong sự an lành cho phum, sóc. Tuy nhiên, mấy năm trước, chỉ số ít những người lớn tuổi biết và loại hình này cũng vắng bóng trên sân khấu, lễ hội. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ: “Nhận thấy loại hình này rất độc đáo nhưng có nguy cơ mai một, nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mạnh dạn đề xuất và xây dựng đề án bảo tồn và phát huy từ năm 2016. Đến nay, đã hoàn tất thời gian thực hiện đề án, nhưng việc phát huy vẫn trên nền đó vẫn được tiếp tục. Các câu lạc bộ Aday ở những vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer được thành lập, vừa tạo sân chơi, vừa để những người từng được tập huấn loại hình này truyền nghề cho những người trẻ”.
Cùng với việc tạo điều kiện cho những nghệ nhân từng được tập huấn từ cơ bản đến nâng cao loại hình nghệ thuật này có nơi sinh hoạt, thắp truyền niềm đam mê để giữ gìn loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Khmer, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn lồng ghép, khuyến khích địa phương xây dựng các tiết mục Aday trong các hội thi, hội diễn hàng năm tại tỉnh, tạo điều kiện cho các nghệ nhân hát Aday được tham gia các hội thi, hội diễn cấp khu vực. Nghệ nhân Danh Kỳ, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Được học để biết múa, hát Aday, lại được cho đi thi, tôi mừng lắm. Giờ, tôi hết lòng, hết sức để tập hát cho đúng, múa cho hay để chỉ dạy lại các em, cháu của mình. Tôi cũng gần 60 tuổi, nên càng tích cực tham gia hơn để có thể góp chút sức giữ gìn và phát huy nghệ thuật hay của dân tộc mình, đã được địa phương tạo mọi cách để làm cho nó sống lại”.
Đến Lễ Dâng y cà sa
Là một trong những địa phương thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, sắp tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai kế hoạch thực hiện dự án 6: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Với mục tiêu hỗ trợ, nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, Hậu Giang chọn thực hiện phim tư liệu về Lễ Dâng y cà sa (hay còn gọi là Lễ Dâng y Kathina, Lễ Dâng bông) của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là 1 trong 3 lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer là: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, Sene Dolta và Lễ Dâng y cà sa.
Lễ Dâng y cà sa là niềm tự hào, là nguyện ước của mỗi gia đình, dòng họ người Khmer, tỏ lòng thành kính, sùng đạo Phật. Phim tư liệu sẽ giúp người dân, đặc biệt là người Khmer hiểu sâu hơn nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình, để tiếp tục bảo tồn, phát huy.
Ngoài phim tài liệu, trong kế hoạch triển khai dự án này, Hậu Giang còn tập trung xây dựng một câu lạc bộ Aday tại chùa Mahameng Kolrăngsây ở phường III, thành phố Vị Thanh; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống của hai trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn và hỗ trợ, xây dựng 3 tủ sách cộng đồng tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Việc quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy nét văn hóa độc đáo của dân tộc Khmer bằng những việc làm cụ thể, sát với nhu cầu thực tế, đã, đang và sẽ góp phần tạo nên sức lan tỏa, trong việc bảo tồn, phát huy nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
VĨNH TRÀ