【dnipro-1 – oleksandria】Nước Mỹ trước nguy cơ suy thoái

Bộ trưởng Tài chính Mỹ loại trừ khả năng kinh tế nước này suy thoái Hoạt động kinh doanh giảm sút,ướcMỹtrướcnguycơsuythoádnipro-1 – oleksandria nguy cơ Eurozone suy thoái ngày càng gia tăng Ngành dầu mỏ Mỹ lo ngại nguy cơ leo thang xung đột tại Trung Đông
Nước Mỹ đối mặt với nhiều thách thức kinh tế.
Nước Mỹ đối mặt với nhiều thách thức kinh tế.

Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 7 đã tăng tháng thứ tư liên tiếp, từ mức 4,1% của tháng 6 lên 4,3% - mức cao nhất kể từ tháng 10/2021, kích hoạt Quy tắc Sahm, được công nhận rộng rãi vì sự đơn giản và khả năng phản ánh nhanh sự khởi đầu của cuộc suy thoái. Các nhà đầu tư càng lo lắng hơn khi chỉ số S&P 500 giảm gần 3% trong phiên giao dịch ngày 5/8, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong 1 ngày trong gần 2 năm qua. Không chỉ vậy, doanh số bán trái phiếu kho bạc 42 tỷ USD cũng đã làm đảo lộn thị trường bởi nợ của Mỹ thường được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất trên thế giới, vì vậy, nhu cầu giảm có thể báo hiệu những lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ và mức nợ của Chính phủ Mỹ.

Giám đốc điều hành (CEO) JPMorgan Chase Jamie Dimon nhận định khả năng nền kinh tế Mỹ "hạ cánh mềm" rơi vào khoảng 35-40%, khiến suy thoái trở thành kịch bản có khả năng xảy ra nhất theo đánh giá của CEO này. Ông Dimon lưu ý ông không chắc chắn về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm lạm phát xuống mục tiêu 2%, đồng thời chỉ ra rằng các vấn đề địa chính trị, nhà ở, thâm hụt, chi tiêu, thắt chặt định lượng và bầu cử đều có thể gây ra một số hoảng loạn cho thị trường.

Trước phản ứng thái quá của thị trường, một số quan chức Fed khu vực cho rằng không có chuyện kinh tế Mỹ đang lao dốc không phanh, song cảnh báo Fed cần cắt giảm lãi suất sớm để tránh kết quả như vậy.

Ông Kevin Nicholson - Giám đốc Đầu tư tại Tập đoàn Riverfront Investment, Mỹ nhận định: "Tại thời điểm này, tôi không nghĩ nền kinh tế đang lâm vào suy thoái. Tôi cho rằng một số thành phần kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và nó gây ra những lo lắng".

Một số tổ chức như Action Economics dự báo kinh tế Mỹ năm 2024 vẫn tăng trưởng 2,7%, nghĩa là hai quý cuối sẽ tăng trưởng cao. Sự đi xuống của thị trường việc làm chỉ cho thấy, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng không đồng đều.

Một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng không có quy tắc thống kê hoàn hảo để dự đoán suy thoái và cũng không có dấu hiệu rõ ràng về nguy cơ suy thoái trong nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, những rủi ro kinh tế gia tăng đã đủ đáng lo ngại trong bối cảnh kinh tế Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nợ khổng lồ, áp lực lạm phát cao và sự bất ổn kinh tế toàn cầu ngày càng tăng.

Sự không chắc chắn của nền kinh tế Mỹ và nguy cơ suy thoái tiềm tàng đang ảnh hưởng đến thị trường nước này và có thể gây ra phản ứng dây chuyền trên thị trường tài chính toàn cầu. Nếu nền kinh tế Mỹ hạ cánh cứng, các nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả. Sự biến động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc trong tuần qua là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự lo lắng lan rộng trên thị trường.

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có nợ khổng lồ, lạm phát ngày càng tăng, bất ổn địa chính trị, thế giới vẫn cần chuẩn bị cho những hậu quả của các vấn đề kinh tế tiềm tàng của Mỹ.