Tham dự Hội nghị có khoảng 120 đại biểu đến từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội,ơcấulạingânsáchđểđảmbảoantoàntàichínhquốlịch thi đấu bóng đá. một số bộ, ngành và các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển như: WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản...
Cơ cấu lại chi tiêu công
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong thời gian qua kinh tế Việt Nam đạt thành tích quan trọng, tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 6,68%, đây là mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và xuất khẩu tăng. Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đồng thời đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là nền tảng quan trọng để Việt Nam tham gia vào sân chơi chung của khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn như: Sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới đã tác động tới Việt Nam; giá dầu vẫn duy trì mức thấp; thiên tai hạn hán ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Quá trình tái cơ cấu kinh tế trong ba lĩnh vực: Đầu tư công, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đặt ra nhiều thách thức. Việc chi tiêu cho an sinh xã hội, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu… làm gia tăng bội chi ngân sách (cả Trung ương và địa phương), làm tăng tỷ lệ nợ công.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, việc thực hiện cam kết hội nhập cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nguồn thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu. “Do đó, cơ cấu lại ngân sách là nhiệm vụ xuyên suốt trong giai đoạn 2016 - 2020. Việc cơ cấu lại ngân sách nhằm động viên hợp lý các nguồn lực, phấn đấu tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước (NSNN) trên GDP khoảng 20 - 21%; tăng trưởng nguồn thu nội địa để đảm bảo tính bền vững trong thu NSNN, đồng thời cơ cấu chi phù hợp, đảm bảo tỷ lệ chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài, tăng cường hiệu quả đầu tư công, giữ mức nợ công không vượt quá 65% GDP; giữ vững bội chi NSNN giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 4% GDP, đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói.
|
Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc cải cách, quản lý tài chính công cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện. “Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính trong các nội dung cải cách quản lý tài chính công, nhằm triển khai sâu rộng trong cả nước; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý tài chính công, đặc biệt đối với tiến trình cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ, thực hiện Luật Ngân sách nhà nước từ năm 2017. Trên cơ sở đó giúp tăng cường vai trò giám sát của tổ chức, nhân dân đối với công tác quản lý tài chính công của Chính phủ cũng như của ngành Tài chính trong thời gian tới” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói.
Nhật Minh