TheộCôngthươngtriểnkhaihậukiểmvềantoànthựcphẩkéo nha cáio đó, mục đích của kế hoạch này là nhằm ngăn chặn được tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn. Đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo kế hoạch, Bộ Công thương sẽ kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác hậu kiểm của sở công thương: Hưng Yên (quý II/2018); Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long (quý III/2018); Long An, Hải Dương (quý IV/2018).
Ngoài ra, Vụ Thị trường trong nước và Cục Quản lý thị trường cũng được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc bộ, các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước do Bộ Công thương chỉ định và sở công thương/ban quản lý an toàn thực phẩm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sở công thương các tỉnh: Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Long An, Hải Dương, Bắc Giang, Khánh Hòa, Hà Nội, Bình Dương, Trà Vinh, An Giang, Đồng Nai và Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh chủ động xây dựng kế hoạch, phân cấp tổ chức thực hiện công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm của ngành Công thương trên địa bàn quản lý./.
Tố Uyên