【ket qua hang 2 duc】Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xem xét có gói hỗ trợ người lao động quay lại làm việc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 4 nhóm giải pháp “kéo” người lao động trở lại sản xuất | |
Mở rộng điều kiện hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 | |
Số lao động có việc làm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 11/11/2021. Ảnh: VGP |
Sáng ngày 11/11/2021, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 50 phút đăng đàn còn lại của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Cùng giải trình thêm với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Liên quan tới câu chuyện người lao động ở một số địa bàn, chủ yếu từ khu miền Đông Nam Bộ đi về các tỉnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng hiện nay cần phải vừa giải quyết được câu chuyện lao động quay trở lại làm việc, phục hồi sản xuất, vừa đảm bảo quyền lợi của công nhân và cả gia đình họ.
Qua các đợt dịch Covid-19 có rất nhiều vấn đề đã bộc lộ, trong đó có những vấn đề tồn tại từ trước. Ví dụ như vấn đề nhà ở của công nhân, các công trình phúc lợi…
Số người lao động dịch chuyển là khoảng 1,3 triệu người. Đối tượng thứ nhất là người lao động có hợp đồng chính quy tương đối ổn định và dài hạn làm việc ở các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các khu chế xuất, khu công nghiệp. Khả năng số lao động này quay lại là tương đối tốt.
Đối tượng thứ hai là những lao động không dài hạn và có tính thời vụ như công nhân nhưng làm việc ở các xí nghiệp nhỏ, các công trường… Số này khi dịch đến, người thuê lao động không có cam kết dài hạn, cũng không biết lúc nào được quay lại.
Đối tượng thứ ba là số người lao động tự do. Đối tượng này ở miền Nam, đặc biệt TPHCM rất lớn, làm việc ở các hộ gia đình nhỏ, thậm chí là tự làm việc. Đối tượng thứ tư là những người đi theo để hỗ trợ trông con, cháu…
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phải kiểm soát dịch cho tốt vì tâm lý người lao động sợ nhất hiện nay là quay lại làm, sau đó dịch không tốt bùng phát lại quay lại phong tỏa như cũ.
“Phải có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết trong tháng tới đây để kiểm soát tốt được dịch. Ngoài ra, cần phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học vì đa phần công nhân có con nhỏ học mẫu giáo và tiểu học. Đây không phải chỉ vấn đề giáo dục mà chính là giải quyết lao động”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị nên rà soát lại tất cả các quy định về phòng, chống dịch làm sao cho an toàn nhưng không quá phức tạp. Đặc biệt, câu chuyện về xét nghiệm và xử lý F0 xuất hiện trong doanh nghiệp cũng cần linh hoạt, rất cần sự phối hợp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực sự là phải lo cho công nhân của mình, không làm hình thức dẫn đến có ca mắc hay đẩy hết trách nhiệm bảo vệ người lao động về phía chính quyền.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh các địa phương cần chủ động kết nối để giúp người dân quay lại làm việc, bằng cách hỗ trợ đưa đón, chủ động cung cấp thông tin hoặc tiêm vắc xin cho người lao động.
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét phối hợp với các địa phương có gói hỗ trợ cho người lao động quay lại làm việc và với người nhà đi theo. Như vậy, người lao động mới có thể yên tâm làm việc.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải có chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, từng bước cơ cấu lại sản xuất và lao động, từ bỏ dần lao động giá rẻ để đi vào chuỗi có giá trị gia tăng cao hơn.
Trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, lực lượng lao động trở về quê trong đợt dịch thứ tư tương đối lớn.
Có ý kiến khác nhau về số liệu nhưng sau khi đã nghe và xem trực tiếp tổng kết tất cả báo cáo của các địa phương cùng với thống kê tiến hành rà soát, phân loại ban đầu, con số chính thức lao động về quê khoảng 1,3 triệu người, chiếm 60% trong tổng số người dân di chuyển từ TPHCM, Hà Nội và các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam về quê.
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng ngày 11/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Qua khảo sát và làm việc với các tỉnh phía Nam cho thấy khoảng 30% người dân các địa phương đã về quê có nhu cầu quay trở lại TPHCM và các tỉnh phía Nam làm việc; 30% muốn chuyển sang lĩnh vực khác ở các địa bàn khác, còn lại phần đông là muốn ở lại quê. Nhưng trong số ở lại quê cũng chỉ có khoảng 40% muốn có công việc tại quê.
Trên cơ sở đó, Bộ đã liên hệ, sau khi trao đổi với các địa phương và nhận thấy có 3 vấn đề lớn.
Thứ nhất, các địa phương cùng với TPHCM và các tỉnh lân cận, vùng kinh tế trọng điểm có kết nối để vận động, thuyết phục, giới thiệu người lao động quay trở lại làm việc.
Thứ hai, các địa phương cũng chủ động liên kết, kết nối với các địa phương khác, thậm chí ngay cả trong vùng để có thể giới thiệu việc làm. Đơn cử như tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua đã giới thiệu người lao động về quê đi làm việc ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam. Riêng Bắc Giang, cho đến thời điểm này đã tăng hơn 50 nghìn lao động so với thời điểm trước dịch.
Thứ ba là tạo việc làm tại chỗ, như Quảng Trị, Quảng Nam tiếp nhận toàn bộ những công nhân nghề may và một số lĩnh vực khác cho công nhân làm việc tại địa phương mình.
“Cần tập trung triển khai các chính sách như chính sách giảm nghèo, chính sách cho vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm… để hỗ trợ cho người lao động có thể ổn định, tạo công việc mới ở địa phương”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.