【soi kèo đá banh】Chiến dịch chống buôn lậu các loài hoang dã tại châu Á và châu Phi
Ý tưởng về chiến dịch này bắt đầu từ năm 2012 tại cuộc họp của nhóm Điều phối thực thi Công ước CITES (NICE-CG).
Các bên đề xuất phát động chiến dịch gồm có Trung Quốc,ếndịchchốngbuônlậucácloàihoangdãtạichâuÁvàchâsoi kèo đá banh Nam Phi và Mỹ với sự phối hợp của Mạng lưới kiểm soát các loài hoang dã của ASEAN (ASEAN- WEN), WCO, INTERPOL và Ban Thư ký Công ước CITES. Ngoài ra, tham gia chiến dịch còn có các tổ chức khu vực và quốc tế như Ban Thư ký Hiệp định Lusaka, Cảnh sát Nepal- đại diện cho Mạng lưới kiểm soát các loài hoang dã Nam Á (SAWEN), Cảnh sát Nam Phi, Cảnh sát Ấn Độ, Cảnh sát môi trường Việt Nam.
Phạm vi chiến dịch bao gồm châu Phi, châu Á với những địa bàn trọng điểm như Botswana, Campuchia, Cameroon, Trung Quốc, Cộng Hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Lào, Malaysia, Mozambique, Nepal, Singapore, Nam Phi, Tanzania, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam…
Chiến dịch kéo dài trong một tháng, bắt đầu từ ngày 6-1 đến ngày 5-2-2013 với các hoạt động kiểm soát tập trung vào các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, voi, tê giác, tê tê và vượn. Hoạt động này được đánh giá là một chiến dịch quốc tế, chủ yếu dựa trên thông tin tình báo, nhằm phá vỡ các tổ chức tội phạm chuyên buôn bán các loài hoang dã và đã mở ra một giai đoạn hợp tác mới cho các cơ quan chức năng.
Trong khuôn khổ chiến dịch Cobra, đã có hàng trăm vụ bắt giữ được thực hiện với số lượng hàng hóa, sản phẩm bị thu giữ rất lớn. Cụ thể, lực lượng chức năng đã bắt giữ 1.550 kg len shahtoosh (một loại len quý hiếm được làm từ lớp lông mịn của loài linh dương Tây Tạng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì để có được số len này, đã có hơn 10.000 con linh dương bị giết để lấy lông).
Ngoài ra, trong số hàng hóa bị thu giữ còn có 42 tấn gỗ đàn hương, 6.500 kg ngà voi, 2.600 con rắn sống, 324 mỏ chim mỏ sừng, 102 con tê tê, 800 kg vảy tê tê, 22 sừng tê giác nguyên bản và 4 sừng tê giác đã chế tác, 10 bộ cá thể hổ, 7 bộ cá thể báo và 31 kg thịt voi. Bên cạnh số hàng hóa trên, các lực lượng chức năng còn thu giữ các loại vũ khí, dụng cụ săn bắt, chế biến của các đối tượng vi phạm.
“Cobra” là sáng kiến mới và là nỗ lực đầu tiên của cộng đồng quốc tế về chia sẻ thông tin điều tra trong thời gian thực (trao đổi thông tin tức thời ngay sau khi thông tin được thu thập, đảm bảo việc xử lý nhanh chóng, chính xác) giữa cơ quan Hải quan và các tổ chức khác tại các quốc gia liên quan đến chống tội phạm môi trường. “Cobra” đã thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia liên quan từ khâu săn bắt, chế biến đến tiêu thụ.
Các kỹ thuật điều tra đặc biệt như kiểm tra tại nơi giao hàng đã được áp dụng và cho phép thực hiện một loạt vụ bắt giữ là kết quả của quá trình giám sát, theo dõi trên. Theo ông Wan Ziming, Giám đốc cơ quan Kiểm soát và Đào tạo CITES Trung Quốc thì chiến dịch này đặt mục tiêu trọng tâm vào chất lượng điều tra chứ không phải là số lượng bắt giữ.
Do đó, việc thu thập thông tin tình báo đặc biệt được coi trọng và là cơ sở cho quá trình điều tra tiếp theo. Việc chia sẻ thông tin mang lại lợi ích đồng thời cho cả bên cung cấp và bên nhận, bởi vì việc điều tra, xử lý các tội phạm môi trường, buôn bán động thực vật hoang dã hiện nay không chỉ diễn ra trong một quốc gia mà trải dài trên nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Từ những kết quả của chiến dịch Cobra, có thể khẳng định chỉ có sự hợp tác chặt chẽ trên phạm vi quốc tế mới có thể giúp bảo vệ các loài hoang dã trên thế giới trong thời điểm hiện nay.
Về phía WCO, Tổng Thư ký WCO, Tiến sỹ Kunio Mikuriya khẳng định: “chiến dịch Cobra đã chứng minh rõ ràng là thành công chỉ đến khi có được sự phối hợp liên khu vực dựa trên sự hậu thuẫn quốc tế vững chắc. Thời gian tới, cộng đồng Hải quan sẽ tiếp tục sẵn sàng tham gia cuộc chiến này một cách hiệu quả và hiệu lực để góp phần bảo vệ các thế hệ tương lai”./.
Ngọc Vân (Theo WCO)