Toàn cảnh Hội thảo |
Tại hội thảo,ệpmiềnTrunglàmthếnàođểtậndụngưuđãbong dá wap ông Trần Bá Cường - Vụ Chính sách Đa biên - Bộ Công Thương cho biết, TPP là hiệp định sâu và rộng nhất từ trước đến nay mà Việt Nam từng tham gia. Trong đó, nổi bật nhất là những cam kết cắt giảm thuế quan của các nước trong TPP song song với đó là những quy tắc xuất xứ cụ thể trong TPP để xuất khẩu vào các thị trường chủ lực trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada…
Để tận dụng tối đa những ưu đãi của các cam kết trong TPP, các doanh nghiệp miền Trung cần nắm được thông tin biểu thuế và lộ trình cắt giảm thuế của các quốc gia tham gia TPP dành cho từng mặt hàng của Việt Nam khi TPP có hiệu lực; đồng thời, nhất định phải nắm được quy tắc xuất xứ trong TPP đặc biệt là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đối chiếu các hiệp định để tìm mức thuế tối ưu nhất.
Đại diện Vụ Chính sách Đa biên đã giới thiệu những thông tin cơ bản về các biểu thuế của các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Peru cũng như lộ trình cắt giảm thuế tại từng quốc gia và các thông tin chính về cam kết giữa các quốc gia tham gia TPP. Theo đó, có 3 loại cam kết trong TPP đó là xóa bỏ thuế quan ngay; xóa bỏ thuế quan theo lộ trình và hạn ngạch thuế quan.
Đối với Việt Nam, các nước tham gia TPP cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường các quốc gia TPP khi Hiệp định có hiệu lực cho khoảng 78-95% số dòng thuế trong biểu thuế; xóa bỏ thuế quan theo lộ trình đối với hàng hóa thông thường khoảng từ 5-10 năm, đối với hàng hóa nhạy cảm là trên 10 năm; Việt Nam được phép áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm nhập khẩu vào Việt Nam; đến cuối lộ trình giảm thuế sẽ xóa bỏ gần như 100% dòng thuế trong biểu thuế. Ngoài ra, đối với từng biểu thuế cụ thể của từng thành viên trong TPP sẽ có lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể đối với hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào các thị trường này. Tiêu biểu, ngay khi TPP có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ cắt giảm mạnh thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp, hàng công nghiệp (bao gồm cả dệt may)…; Canada cắt giảm đến 94,9% số dòng thuế, tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam; Nhật Bản xóa bỏ 86% số dòng thuế, chiếm 93,6% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, Peru và Chile đưa thuế về 0% đối với một số nông sản có thế mạnh của Việt Nam như điều, chè, tiêu….
Quy tắc xuất xứ là vấn đề được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm khi TPP có hiệu lực. Cắt giảm thuế quan đi kèm với đảm bảo đáp ứng được quy tắc xuất xứ của sản phẩm khi xuất khẩu. Đối với TPP, quy tắc xuất xứ hàng hóa được tính theo phương thức cộng gộp toàn phần tức là nguyên liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ TPP nhưng có giá trị gia tăng trong TPP dù chỉ 1%; khi đó, số phần trăm giá trị gia tăng thực tế (đạt xuất xứ) của nguyên liệu đó sẽ được cộng gộp để tính hàm lượng TPP trong sản phẩm được sản xuất tại nước xuất khẩu sản phẩm đó. Các doanh nghiệp phải xác định nước xuất xứ để tính thuế khi áp dụng cộng gộp vì cùng một mặt hàng nhưng các nước áp dụng biểu thuế khác nhau nên mức thuế sẽ khác nhau. Cá biệt, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico sẽ đưa ra quy tắc riêng để xác định nước xuất xứ để tính thuế khi áp dụng cộng gộp toàn phần.
Bên cạnh trả lời những vướng mắc của doanh nghiệp về áp dụng quy tắc xuất xứ với những hàng hóa cụ thể để tìm mức thuế ưu đãi nhất, ông Trần Bá Cường còn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chứng nhận xuất xứ và quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may và ô tô.