Ngày 26/6,ựuGiámđốcCônganTPHảiPhòngĐỗHữuCabịtuyênphạtnămtùbongdso TAND cấp cao tại Hà Nội đã xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo trong vụ án Mua bán hóa đơn, Đưa - nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nhận 7 năm tù về tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (giảm 3 năm so với mức án 10 năm tù tuyên phạt tại phiên sơ thẩm).
Bị cáo Trương Xuân Đước nhận 7 năm tù về tội Mua bán hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Đưa hối lộ (giảm 2 năm tù so với mức án 9 năm tù trước đó).
Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh nhận 3 năm 3 tháng tù về tội mua bán hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và đưa hối lộ (giảm 1 năm 3 tháng tù so với án phạt 4 năm 6 tháng tù tuyên phạt tại tòa sơ thẩm).
Bị cáo Đỗ Đình Đương (cựu Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) nhận 5 năm tù (giảm 1 năm 6 tháng tù so với mức án 6 năm 6 tháng tù trước đó).
Trong đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gửi tòa tối cao, bị cáo Đỗ Hữu Ca nêu: Bản thân không có ý thức chiếm đoạt 35 tỷ đồng của vợ chồng Trương Xuân Đước. Khi vợ chồng Đước mang tiền đến nhà, ông nghĩ đó là tiền gửi cất hộ, sau này để họ khắc phục hậu quả hành vi Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Ông Ca mong được khoan hồng để có điều kiện về nhà chữa bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo án sơ thẩm, bị cáo Đước, 52 tuổi, bắt đầu buôn bán hóa đơn trái phép kiếm lời từ năm 2005. Ngọc Anh phụ trách kế toán thuế, hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ để buôn bán hóa đơn.
Vợ chồng Đước bị cáo buộc đã thành lập 26 công ty "ma" và mua chuộc hai cán bộ thuế để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội suốt một thời gian dài.
Khi bị Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, Đước bỏ trốn và chỉ đạo gia đình đưa 35 tỷ đồng đến nhờ ông Ca "chạy" án. Đầu tháng 2/2023, Đước cùng vợ là Nguyễn Thị Ngọc Anh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ. Khoảng nửa tháng sau, ông Ca cũng bị bắt.