Doanh nghiệp kỳ vọng sức tiêu thụ tăng khi giảm thuế giá trị gia tăng Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 Giảm thuế GTGT là chính sách đa mục tiêu,ảmthuếGTGTcầnkếthợpnhiềugiảipháplâudàiđểhỗtrợtăngtrưởdự đoán bóng đá tây ban nha tác động tích cực tới nền kinh tế |
Giúp doanh nghiệp từng bước tăng dần lợi nhuận
Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về việc tiếp tục giảm thuế GTGT trong nửa đầu năm 2024, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với kiến nghị và đề xuất của Chính phủ tại tờ trình.
Theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau), dự báo thương mại toàn cầu tiếp tục khó khăn do biến động địa chính trị và nguy cơ chi phối kinh tế. Do đó, tăng trưởng kinh tế năm 2024 phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng trong nước, trong khi đó thuế GTGT tác động trực tiếp đến giảm giá bán sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng tăng nhu cầu tiêu dùng.
“Giải pháp về giảm thuế GTGT cùng các cơ chế hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác sẽ tạo điều kiện rất lớn để giúp doanh nghiệp giảm dần một phần chi phí sản xuất kinh doanh, từng bước tăng dần lợi nhuận, góp phần ổn định phát triển kinh tế về lâu dài”, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) nhấn mạnh. |
Theo đại biểu, tổng cầu tiêu dùng trong nước vẫn duy trì mức tăng trên dưới 10% năm 2023 bất chấp những tác động tiêu cực, chứng tỏ chính sách giảm thuế GTGT đã phát huy giá trị cần thiết, nên cần được tiếp nối trong năm 2024.
Đồng tình, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đánh giá, các nghị quyết của Quốc hội, và việc thực hiện quyết liệt của Chính phủ về tài chính, ngân sách đã có tác động tương đối tích cực và mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân, bước đầu từng bước ổn định được sản xuất kinh doanh, giúp đời sống của người dân được trở lại tương đối bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phục hồi tăng trưởng kinh tế…
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình phục hồi, dự báo hoạt động sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn, sức ép về lạm phát còn cao, tăng trưởng có thể đạt thấp so với kế hoạch đã được đề ra. Do đó, đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng, cần tiếp tục có các giải pháp cụ thể về chính sách tài chính để thúc đẩy kích cầu tiêu dùng trong nước trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thiết tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT trong nửa đầu năm 2024 như đề xuất của Chính phủ. Ảnh: Quochoi.vn |
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng đã nêu lên một số ý kiến đóng góp để chính sách được triển khai hiệu quả. Trong đó, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị cân nhắc áp dụng chung một mức thuế giảm GTGT cho tất cả hàng hóa dịch vụ có mối quan hệ khắng khít với nhau. Việc phân biệt đối tượng giảm thuế GTGT có thể làm ảnh hưởng các quan hệ kinh tế, tạo ra sức bất bình đẳng trong thị trường.
Những lo ngại trước tác động đến ngân sách
Góp ý về tác động của chính sách giảm thuế GTGT, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị Chính phủ xem xét kỹ hơn để đánh giá việc giảm thuế có tác động như thế nào với ngân sách các địa phương và đây có phải nguyên nhân khiến một số chỉ tiêu về kinh tế của năm 2023 không hoàn thành hay không, nhất là chỉ tiêu về GDP.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) nhận định, giảm thuế có lợi trực tiếp nhưng người dân cũng có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp sau này, khi nguồn thu NSNN không được đảm bảo thì tác động tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Vì thế, đại biểu đề nghị cần có các chính sách dài hạn hơn, bởi không thể “giảm thuế mãi”, người dân thì thích giảm thuế trước mắt vì mua được hàng giá rẻ và kích cầu, nhưng cần nghiên cứu chính sách kích cầu sẽ tăng thêm được bao nhiêu cho GDP.
Tuy nhiên, trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho rằng, thực tế đã chứng minh khi Chính phủ trình Quốc hội giảm các loại thuế, phí và gia hạn tiền thuê đất thì tổng thu ngân sách vẫn tăng.
“Điều này giống như nuôi dưỡng nguồn thu, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thì sẽ giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu thụ hàng hoá được thuận lợi hơn, kinh tế tiếp tục phát triển thì nguồn thu ngân sách vẫn tiếp tục tăng. Điển hình như 3 năm qua, tổng thu ngân sách vẫn đạt và tăng so với dự toán và góp phần kéo giảm bội chi ngân sách, kéo giảm nợ công”, đại biểu nêu rõ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, giảm thuế GTGT là một giải pháp ngắn hạn nên vẫn cần các giải pháp lâu dài cho tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Quochoi.vn |
Trước những ý kiến trên, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về giảm thuế GTGT nhưng chỉ áp dụng với một số đối tượng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đề xuất này nhằm giảm áp lực cho NSNN.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng, giảm thuế GTGT chỉ là một trong nhiều biện pháp và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, không có tác dụng trong dài hạn, do vậy vẫn cần triển khai các giải pháp lâu dài để kích cầu, nhằm tăng trưởng kinh tế như tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh; mở rộng thị trường, nguồn vốn; ứng dụng khoa học công nghệ; tăng năng suất lao động...
Với ý kiến đề xuất giảm thuế GTGT chỉ áp dụng trong ngắn hạn, theo Bộ trưởng, thuế tác động đến việc nâng cao năng lực tài chính công, nên trong ngắn hạn, việc giảm thuế để tạo điều kiện doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sau đó sẽ tăng thuế suất – đây là xu thế tất yếu. Song song với đó sẽ áp dụng các biện pháp kích cầu khác để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Về băn khoăn của đại biểu liên quan đến thời gian áp dụng giảm thuế GTGT, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ báo cáo Chính phủ đánh giá cụ thể tác động của chính sách này báo cáo Quốc hội.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý các nội dung về việc giảm thuế GTGT trình Quốc hội xem xét thông qua.