Chiều 20-12,ưngdựaacutensảnxuấtphacircnhữucơvisinhtừnguồnphếthảichếbiếshanghai vs Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đã xem xét việc triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình sản xuất giống cây ca cao, sơ chế hạt và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải chế biến ca cao tại Bình Phước.
Dự án do kỹ sư Trần Hải, Phó phòng kỹ thuật công ty TNHH cây xanh Công Minh làm chủ nhiệm, được Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp (Viện khoa học kỹ thuật miền Nam) và Viện công nghệ sinh học thực phẩm, chuyển giao thực hiện trong 36 tháng (từ tháng 4-2011 đến 4-2014) với kinh phí 11 tỷ đồng (3,24 tỷ đồng vốn ngân sách nghiên cứu khoa học của trung ương, 7,76 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp).
Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải chế biến ca cao không thành hiện thực |
Đến nay dự án đã triển khai được 3 nội dung và thu về kết quả cao: Mô hình ca cao đầu dòng tại điểm thực tập xã Long Bình (huyện Bù Gia Mập) có 8 dòng ca cao được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Mô hình ca cao ươm giống quy mô 5 ha đã xuất ra thị trường 3,1 triệu cây giống có chất lượng tốt. Đào tạo, tập huấn chuyển giao được 2 công nghệ ươm giống ca cao và ươm, chăm sóc cây ca cao đầu dòng.
Riêng hai mô hình sơ chế hạt ca cao và công nghệ sản xuất phân vi sinh không thực hiện được vì người dân chuyển dần sang trồng cao su, nếu tiếp tục sẽ không có đầu vào. Nhà máy sản xuất phân vi sinh sẽ không cạnh tranh được với nhà máy sản xuất phân hữu cơ Đồng Phú (vừa hình thành ngay cạnh vùng dự án). Vì thế chủ nhiệm dự án đề nghị được tạm ngưng triển khai 2 nội dung này của dự án.
Tại buổi làm việc, có 10/10 phiếu đồng ý với đề nghị tạm ngưng của chủ nhiệm dự án. Tuy nhiên Hội đồng khoa học của tỉnh cũng cho biết việc tạm ngưng thực hiện dự án UBND tỉnh phải đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Thanh Nga