Chiều 19/6,ĐạitướngPhanVănGiangMáybaykhôngngườiláitiềmẩnnguycơđedọsin88 new Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng trình Quốc hội tờ trình về dự án Luật Phòng không nhân dân.
Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, phòng không nhân dân (PKND) là một bộ phận của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân. Thế trận PKND là một bộ phận cấu thành, không tách rời của thế trận quốc phòng trong khu vực phòng thủ.
Các phương án tác chiến tiến công đường không và phòng chống tiến công đường không trở thành yêu cầu hết sức quan trọng, quyết định đến thành bại trong cục diện chiến trường.
Từ đó đặt ra yêu cầu tiếp tục xây dựng lực lượng PKND, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh trên không.
Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, công tác quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5.000m đang được nhiều quốc gia hết sức coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay máy bay không người lái đang được nghiên cứu, chế tạo, khai thác, sử dụng cho mục đích quân sự như một lực lượng tác chiến mới mang lại hiệu quả chiến đấu cao.
Ở trong nước, tình trạng sử dụng máy bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến quốc phòng, an ninh và an toàn, an ninh hàng không.
Từ những lý do nêu trên, Bộ trưởng nhấn mạnh việc xây dựng, ban hành Luật PKND là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, có ý nghĩa thiết thực bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, dự thảo Luật PKND được xây dựng gồm 8 chương với 54 điều. Trong đó, có quy định về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không; cụ thể quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Ngoài ra, có quy định về đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; đình chỉ chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; tạm giữ, thu giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; hiệp đồng bay, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Dự thảo Luật quy định tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải được đăng ký, quản lý tại các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào khai thác, sử dụng.
4 trường hợp tạm giữ, thu giữ và chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, gồm:
Bay khi không có giấy phép bay; bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay mà cơ quan có thẩm quyền đã cảnh báo vẫn cố tình bay vào.
Xâm phạm khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Các hoạt động bay nhằm mục đích tuyên truyền, kích động, lôi kéo, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Sử dụng phương tiện bay siêu nhẹ mang theo các chất cháy, chất nổ, chất gây nổ, vũ khí sinh học hoặc các chất cấm.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tàu bay không người lái.
Đề nghị nghiên cứu phân loại theo mục đích sử dụng gồm 2 nhóm: Tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ sử dụng cho mục đích dân dụng; tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh.
Hoặc phân loại theo chủ thể quản lý gồm 3 nhóm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ, ngành quản lý theo chức năng sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Ngoài ra, dự thảo Luật quy định về điều kiện đối với người điều khiển phải đủ 18 tuổi trở lên và có kiến thức về hàng không là chưa phù hợp với thực tiễn. Bởi vì hiện nay tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ đang được sử dụng rộng rãi cho các mục đích khác nhau.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị nghiên cứu, quy định theo hướng tùy từng loại phương tiện bay để quy định độ tuổi điều khiển và điều kiện khai thác, sử dụng cho phù hợp.