TheỹkhôngNKhàngviphạmbảnquyềkết quả cska sofiao đạo luật này, hàng hóa của doanh nghiệp có vi phạm về bản quyền sẽ không được bán tại thị trường Mỹ. Hành vi vi phạm bản quyền được xét ở khâu sản xuất trực tiếp lẫn khâu phân phối, quảng bá hoặc bán sản phẩm.
Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dệt may, giày, nhựa… khi sử dụng máy tính có cài các phần mềm liên quan đến Windows, Word, Excel (cũng như nhiều phần mềm khác có liên quan trong lĩnh vực sản xuất)… mà không có bản quyền thì sản phẩm sản xuất hoàn chỉnh vẫn bị xem là vi phạm.
Đạo luật nêu rõ doanh nghiệp Mỹ muốn nhập khẩu hàng hóa phải yêu cầu đối tác nước ngoài gửi thư bảo đảm cam kết không có vi phạm bản quyền. Nếu đối tác có vi phạm bản quyền, doanh nghiệp Mỹ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhập khẩu mà không bị xem là vi phạm hợp đồng.
Theo ông Phạm Xuân Hồng- Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có quy mô phần lớn đều sử dụng phần mềm liên quan đến quy trình sản xuất có bản quyền.
Theo Truyenthongkhoahoc.vn