【kèo uruguay】Cải cách thuế, hải quan: Thời gian ngắn, bước tiến dài

Bà Victoria Kwakwa,ảicáchthuếhảiquanThờigianngắnbướctiếndàkèo uruguay Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp” diễn ra vừa qua.

* Bà đánh giá thế nào về những kết quả của ngành Tài chính trong thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016?

- Bà Victoria Kwakwa:Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ Việt Nam triển khai thời gian qua đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Lần đầu tiên có một Nghị quyết của Chính phủ với nội dung chú trọng về những vấn đề hết sức cụ thể, thiết thực, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, với mũi tên hướng vào hai lĩnh vực quan trọng là thuế và hải quan.

Đây cũng là lần đầu tiên có hệ thống đánh giá và đo lường bằng các chuẩn mực quốc tế để so sánh Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới, nhằm xác định xem khoảng cách là như thế nào và từ đó xác định các biện pháp để thu hẹp dần khoảng cách về năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung, năng lực cạnh tranh của ngành thuế và hải quan nói riêng.

Những kết quả của cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có những tác động rất tích cực và lan tỏa lên nền kinh tế Việt Nam.

giam doc ngan hang the gioi tai Vietj nam

Bà Victoria Kwakwa

Phải nói rằng, những kết quả lớn lao mà Việt Nam đã đạt được trong một khoảng thời gian khá ngắn trong cải cách thủ tục trong hai lĩnh vực thuế và hải quan đã khiến cho thế giới có cái nhìn tích cực về Việt Nam với một sự tin tưởng hơn, lạc quan hơn khi đầu tư vào Việt Nam.

Đối với hoạt động của hệ thống doanh nghiệp sở tại và doanh nghiệp FDI, những kết quả của cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có những tác động rất tích cực và lan tỏa lên nền kinh tế Việt Nam.

* Trong những kết quả mà ngành Thuế và Hải quan đã đạt được, bà ấn tượng nhất điều gì?

- Bà Victoria Kwakwa:Có lẽ, ấn tượng nhất phải kể đến là thời gian tuân thủ thuế đã giảm một cách nhanh chóng và giảm đáng kể. Theo thống kê, đã giảm được 420 giờ nộp thuế trên tổng số 537 giờ, thời gian nộp thuế giờ chỉ còn 117 giờ.

Được biết, so với mục tiêu cần đạt mức 121,5 giờ của Chính phủ đề ra thì năm 2015, ngành Thuế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu 4,5 giờ. Cùng với đó, thời gian thông quan của hải quan cũng như các cơ quan liên quan đến việc thông quan hàng hóa cũng giảm khá nhiều.

Bên cạnh đó, một số sửa đổi về chính sách để đạt được mục tiêu giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế và thông quan cho hàng hóa cũng là điều rất đáng ghi nhận của Chính phủ và Bộ Tài chính.

* Những bất cập và hạn chế còn tồn tại, theo bà là gì?

- Bà Victoria Kwakwa:Nói đến hạn chế, điều đầu tiên tôi muốn đề cập vẫn là thời gian tuân thủ thuế và thông quan. Rõ ràng là thời gian này đã giảm rất nhiều so với trước đây nhưng trong thời gian tới, cần tiếp tục giảm nữa để có con số tiệm cận hơn với khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số biện pháp và thực thi để giảm thời gian chỉ mới dừng lại ở bước đầu là rà soát, chứ chưa thực sự đi vào bản chất để có thể thay đổi thực sự và nâng cao năng lực ngành Thuế, Hải quan cũng như tạo thuận lợi cơ bản cho môi trường kinh doanh của Việt Nam.

* Từ những kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua cải cách thuế, hải quan, bà có thể chia sẻ những bài học Việt Nam có thể áp dụng để thực hiện cải cách thủ tục thuế, hải quan trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn?

- Bà Victoria Kwakwa:Trên thế giới, ở một số nước, có những cải cách rất cơ bản phải thực hiện, ngoài việc chỉ rà soát văn bản pháp luật hiện hành như Việt Nam đang làm.

Theo đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và cải cách thuế, hải quan nói riêng, phải đánh giá lại và tái thiết kế quy trình nghiệp vụ của thuế, hải quan một cách cơ bản theo chuẩn mực quốc tế và phải thực hiện ở tất cả các khâu.

Ví như đối với ngành Thuế phải từ quản lý kê khai, quản lý thu, quản lý sau kê khai, thanh kiểm tra, thu nợ, thậm chí kể cả những hỗ trợ cho người nộp thuế… Tất cả những khâu đó đều phải rà soát, đánh giá lại và sửa đổi lại quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu mới của bối cảnh hội nhập, quốc tế hóa nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần phải áp dụng những biện pháp quản lý rủi ro, bởi các giao dịch hiện hành ở Việt Nam quản lý chủ yếu trên giao dịch trực tiếp với quá nhiều khâu rườm rà đã và đang tạo ra những rào cản cho doanh nghiệp.

Do đó, Việt Nam cần đưa ra những bộ đánh giá và quản lý rủi ro, nhằm giảm thiểu những can thiệp và tránh những giao tiếp trực tiếp giữa đối tượng nộp thuế và cán bộ thu thuế. Làm được như vậy sẽ giảm bớt những phiền nhiễu cho doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng cần chú trọng trong cải cách đó là việc áp dụng công nghệ thông tin dựa trên những quy trình nghiệp vụ đã được chuẩn hóa.

* Xin cảm ơn bà!

Tố Uyên