Tỷ lệ doanh nghiệp bị tấn công mạng ngày càng tăng
Chuyển đổi số một mặt tạo ra những phương thức sản xuất mới,ữngnguyênnhânkhiếndoanhnghiệpbịtấncôngmạngngàycànggiatăkq brazil b nâng cao năng suất lao động nhưng mặt khác các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với nhiều mối đe dọa mạng ngày càng phức tạp, có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến an ninh và tính toàn vẹn của dữ liệu
Năm 2024 tiếp tục là năm “thảm họa” cho các doanh nghiệp trước các đợt tấn công không ngừng nghỉ của Ransomware (mã độc tống tiền). Theo nghiên cứu của Sophos, hơn 56% doanh nghiệp bị mã độc này tấn công và 70% bị mã hóa dữ liệu, đòi số tiền chuộc tăng 5 lần so với năm 2023.
Hơn 1/2 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn từ 14 quốc gia chia sẻ, họ bị Ransomware tấn công trong năm 2024. Trong đó, các lỗ hổng mà Ransomware khai thác mạnh nhất lần lượt bao gồm lỗ hổng bảo mật của phần mềm hay hệ thống chiếm 32%, tấn công các điểm yếu chiếm 29%, email mã độc là 23% và lừa đảo có chủ đích là 11%... Trung bình 35% doanh nghiệp mất từ một tuần để khôi phục lại hoạt động bị ngừng trệ sau khi Ransomware tấn công, 34% doanh nghiệp mất một tháng.
Tại Việt Nam, chỉ trong nửa đầu năm 2024, Cục An ninh mạng và Phòng, Chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an đã phát hiện, xử lý 211.000 cảnh báo tấn công mạng và 20 sự cố tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng.
Nổi lên là hoạt động tấn công mã hoá dữ liệu, đòi tiền chuộc nhắm vào các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính, năng lượng, viễn thông gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín. Thống kê của Viettel IDC, trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượng dữ liệu bị tấn công mã hóa lên đến 3 Terabyte với tổng thiệt hại ước tính 10 triệu USD.
Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10/2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10 cho thấy, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, số vụ tấn công đã giảm liên tiếp trong 3 tháng gần đây, cho thấy sự cải thiện trong nhận thức và hành động của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước đối với an toàn thông tin.