Xuất khẩu sản phẩm từ tài nguyên bản địa | |
Doanh nghiệp gỗ khắc phục “gót chân Asin” để chuyển đổi số |
Các dự án đạt giải nhất và giải nhì |
Cùng với đó, 2 giải nhì (trị giá 65 triệu đồng/giải) thuộc về các dự án “Sản xuất dược trà – Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” của Đoàn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ) và “Vòng đời các sản phẩm từ cây sen” của nhóm Lương Việt Chương (Phú Yên).
Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành thực phẩm, bên cạnh đó là công nghệ sản xuất sẵn có từ gia đình, vợ chồng chị Trương Thị Hồng Hà nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm ống hút gạo mang thương hiệu OHUGA. Nguyên liệu sản xuất hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường và tự phân hủy nhanh sau khi sử dụng. Với thành phần chính được làm từ tinh bột gạo, màu tự nhiên từ các loại rau củ quả như: củ dền, rau ngót, gấc, hạt dành dành, cà rốt, hoa đậu biếc… ống hút gạo OHUGA vừa có nhiều màu sắc sinh động, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, vợ chồng chị Hà còn nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, kết hợp cả với bí quyết gia truyền để tạo ra thêm nhiều sản phẩm khác như nui, bánh tráng, bún gạo sợi thẳng, phở khô sợi thẳng, phở ăn liền, que khuấy cà phê gạo… Sản phẩm được sản xuất từ hạt gạo ngon, không sử dụng chất bảo quản, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP và FDA của Mỹ.
Trong khi đó, 3 giải ba (trị giá 55 triệu đồng/giải) thuộc về “NANOSALT - Muối dược liệu Việt Nam” của Trần Thị Hồng Thắm (Nghệ An), “Nâng cao giá trị nông sản Sơn La - Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa” của Bùi Phương Thanh (Sơn La) và “Dự án Phát triển làng nghề giấm truyền thống Bách Cốc cổ” của Vũ Minh Ngọc (Nam Định).
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của NANOSALT - dự án đạt giải ba cuộc thi. |
Giải khuyến khích (30 triệu đồng/giải), có 3 dự án đoạt giải gồm: Sổ gạo - Cánh đồng sẻ chia của Bùi Ngọc Cường (Hải Phòng), “Dự án Cocohand nâng tầm giá trị hàng thủ công mỹ nghệ dừa Bến Tre” của Nguyễn Băng Nhi (Bến Tre) và “Sản xuất các sản phẩm từ quả mác mật” đến từ Lạng Sơn của Dương Hữu Điện.
Ban tổ chức cũng đã trao 1 giải nông nghiệp phát triển bền vững (GIBC) cho “Dự án chế biến bún ngũ sắc” của Phan Thị Tố Mười (Bắc Kạn); giải thưởng sáng tạo (có ý nghĩa cộng đồng) trị giá 20 triệu đồng thuộc về dự án “Bảo tồn và nâng cao giá trị trái lê ki ma tại Việt Nam” của Đỗ Thị Xuân Diệu (Cần Thơ).
Tại cuộc thi chung kết, 3 dự án được trao suất tư vấn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại do Công ty Mỹ thuật Trà Quế trao tặng gồm “Sản xuất các sản phẩm từ quả mác mật” của Dương Hữu Điện (Lạng Sơn), sản phẩm nước rong biển Seri Choice của Đỗ Thị Tú Trinh (Quảng Ngãi) và dự án “Cơm cháy smile” đến từ TPHCM của Nguyễn Thu Hà.
Ngoài ra, 3 dự án “Dược Trà - Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” của Đoàn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ), “Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn Vietg.a.p.” của nhóm Lê Ngọc Thạch (Đồng Tháp) và “Sản phẩm thịt thực vật từ mít” của Cao Thị Cẩm Nhung (Hậu Giang) nhận được suất tư vấn thực hành Localg.a.p. Trị giá giải thưởng 50 triệu đồng/dự án, do Chương trình Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Công ty Vật tư nông nghiệp Lợi Lợi Dân trao tặng.
Dự án "Sản phẩm thịt thực vật từ mít" được nhận suất tư vấn thực hành Localg.a.p của chương trình |
Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế, Nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ Tướng Chính phủ, đại diện ban giám khảo đánh giá ý tưởng khởi nghiệp của các dự án lần này phong phú, khá đa dạng về cách thức khởi nghiệp, sản phẩm… thể hiện nền nông nghiệp còn nhiều dư địa để khai thác.
“Nhiều bạn trẻ thể hiện giấc mơ rất lớn không chỉ làm giàu cho mình mà còn làm giàu cho cộng đồng, quê hương, đất nước. Sự quan tâm đến tài nguyên bản địa, bản sắc địa phương, quan tâm đến việc quảng bá đến những giá trị tốt đẹp của địa phương mình. Hầu hết các dự án đều hướng đến cộng đồng, lợi ích xã hội và môi trường, đây cũng chính là những yếu tố quan trọng, tạo cho doanh nghiệp sức mạnh và sự ủng hộ của cộng đồng để phát triển lâu dài” – bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Qua theo dõi các bài thi của vòng chung kết, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng nhận thấy có 4 điểm nổi bật. Thứ nhất là các dự án đều thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, trách nhiệm xã hội, chăm sóc cho người khuyết tật, yếu thế hay đi sâu vào các giá trị văn hóa. Thứ hai là đưa vào các công nghệ mới trong quá trình sản xuất. Thứ ba là yếu tố xanh, gắn bó với thiên nhiên, phát huy giá trị của tài nguyên bản địa. Thứ tư là chú ý tới sức mạnh địa phương, quan tâm làm rõ sức mạnh địa phương.
“4 điểm nổi bật này lại chính là 4 trong 10 điểm nằm trong xu hướng tiêu dùng của thế giới, điều này cho thấy các start up đã “hội nhập” rất tốt” – bà Vũ Kim Hạnh đánh giá.
Cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp – Đổi mới sáng tạo” lần 8 năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ hỗ trợ phát triển Thanh niên (FYe), Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau đồng tổ chức. Cuộc thi được tổ chức với 2 tôn chỉ hoạt động xuyên suốt là: tạo cơ hội cho các dự án khởi nghiệp phát triển sản phẩm từ tài nguyên bản địa, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước và hỗ trợ nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn, tự xây dựng và thực hành các tiêu chuẩn cần thiết và phù hợp để đảm bảo kinh doanh tốt, phát triển bền vững. Tại nhiều địa phương các chuyên gia đã tập huấn theo các chủ đề như: tư duy đổi mới sáng tạo cải tiến nội dung và nâng cao chất lượng dự án kinh doanh; quản lý tài chính doanh nghiệp; tiếp thị tại điểm bán và xây dựng kênh phân phối; quản lý tài chính doanh nghiệp; truyền thông và marketing doanh nghiệp, cùng với đó là chuyên đề “Doanh nghiệp khởi nghiệp cần thực hành tiêu chuẩn ngay từ ban đầu”. Điều này đã giúp bài thi cũng như phần thuyết trình các dự án đã được cải thiện rõ rệt khi thi các vòng bán kết. |