【kết quả vòng sơ loại cúp c1】Thận trọng đầu tư khi giá vàng leo lên mức kỷ lục

Giới phân tích: Giá vàng có thể xuống thấp trước khi bật tăng Những nhân tố định hình giá vàng trong năm 2023 Ổn định giá vàng từ điều hành giá và tâm lý thị trường
Thận trọng đầu tư khi giá vàng leo lên mức kỷ lục
Giá vàng trong nước tăng mạnh theo diễn biến giá vàng thế giới. Ảnh: H.Dịu

Giá vàng vọt lên mức cao nhất lịch sử

Tính tới phiên giao dịch sáng 29/11, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào quanh mức 72,6 triệu đồng/lượng, bán ra quanh mức 74 triệu đồng/lượng. Mức giá này đã "xô đổ" mọi kỷ lục để lên mức cao nhất trong lịch sử của giá vàng.

Theo đà tăng của vàng SJC, giá vàng nhẫn cũng tăng mạnh. Vàng PNJ đã tăng mạnh tới 700.000 đồng mỗi lượng, hiện ở mức 61,3 – 62,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giá Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giao dịch tại 61,88 - 62,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 600.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Giá vàng trong nước những ngày qua đã liên tục “dậy sóng”, so với thời điểm đầu năm thì hiện giá vàng SJC đã tăng tới hơn hơn chục triệu đồng mỗi lượng. Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 11/2023 tăng 2,77% so với tháng trước; tăng 8,8% so với tháng 12/2022; tăng 9,29% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2023, giá vàng tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng tăng mạnh do giá vàng thế giời cũng đã tăng mạnh mẽ và liên tục lập đỉnh. Hiện trên sàn Kitco, giá vàng giao ngay có thời điểm vọt tăng lên mức 2.049 USD/ounce. Đây là mức giá cao nhất của vàng kể từ tháng 4/2023.

Theo các chuyên gia, giá vàng tăng mạnh là do chỉ số USD đang giảm sâu. Trong phiên giao dich 29/11, chỉ số USD Index đo lường sức mạnh của đồng USD ở mức 102,7 điểm, giảm gần 0,5% so với phiên trước và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mở ra khả năng không tăng lãi suất, bởi chỉ số lạm phát đang dần hạ nhiệt, cũng làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD và đẩy giá vàng đi lên.

Hơn nữa, những căng thẳng địa chính trị tại Nga – Ukraine, Israel với Hamas cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng và tìm đến “hầm trú ẩn” tài sản là vàng nhiều hơn. Ngoài ra, nhu cầu về vàng trang sức dịp cuối năm cũng tăng cao ở một số nước khu vực châu Á và châu Âu.

Theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, tính đến cuối quý 3, ngân hàng trung ương các nước đã mua vào khoảng 800 tấn và có thể vượt 1.000 tấn trong năm nay. Trong đó, riêng Trung Quốc đã đều đặn mua vào vàng hàng tháng, ước tính quốc gia này đã mua vào khoảng 170 tấn vàng trong 3 quý đầu năm. Vị chuyên gia này nhấn mạnh, nguồn cung vàng ổn định hoặc không tăng trong khi nhu cầu tăng thúc đẩy giá vàng lên vùng kỷ lục.

Thận trọng đầu tư và quản lý thị trường vàng

Với những nguyên nhân như trên, giá vàng vẫn được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục tăng. Kết quả khảo sát hàng tuần của Kitco News cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ lạc quan hơn về triển vọng của giá vàng. Thậm chí, có chuyên gia dự báo giá vàng sẽ tăng lên 2.200 USD/ounce và hướng đến vùng 2.050 USD/ounce hoặc vùng đỉnh lịch sử 2.080 USD/ounce.

Chuyên gia Huỳnh Trung Khánh phân tích, nếu nhìn về mặt kỹ thuật, giá vàng ở vùng đỉnh này rất ít người dám mua vào vì sợ rủi ro đảo chiều bất cứ khi nào. Đặc biệt là giá vàng SJC đang cao hơn thế giới trên 12 triệu đồng/lượng, duy trì suốt mấy tháng qua, trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới không liên thông.

Các chuyên gia Bảo Tín Minh Châu cũng khuyến nghị, giá vàng trong nước đang “tăng chóng mặt”, nên nhà đầu tư và người dân nên cân nhắc trước khi giao dịch và thường xuyên theo dõi giá vàng trên các kênh chính thống để có quyết định đúng đắn nhất. Hơn nữa, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo người dân, nhà đầu tư không nên “bỏ trứng vào một giỏ” cũng như đầu cơ vàng ngắn hạn, bởi giá vàng còn biến động thất thường.

Mặc dù giá vàng trong nước tăng nhanh và mạnh không làm ảnh hưởng đến lạm phát do không nằm trong rổ các mặt hàng để tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng với mức chênh lệch cao với giá vàng thế giới thì lại đặt ra nhiều lo ngại về tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới.

Thực tế, để hạn chế tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, các doanh nghiệp và Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã không ít lần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24), bởi sự độc quyền của vàng miếng SJC sẽ khiến nguồn cung thị trường nội địa khan hiếm, thị trường trong nước không liên thông với thế giới.

Trong văn bản gửi Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng trước Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Chính phủ cho hay, để phục vụ việc tổng kết, đánh giá triển khai Nghị định 24, thời gian qua, NHNN đã tổ chức các đợt thanh, kiểm tra trên cả nước để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền (nếu có), yêu cầu khắc phục tồn tại phát hiện sau kiểm tra, thanh tra. NHNN cũng đã tổ chức lấy ý kiến về đánh giá, tổng kết Nghị định 24.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bên, thời gian tới, báo cáo Chính phủ cho biết, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24 trình Chính phủ và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp (nếu cần thiết).