您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【kết quả nashville】Mua bán sáng chế, nhãn hiệu ở Việt Nam chỉ mới manh nha

Empire7772025-01-25 18:18:27【Cúp C2】3人已围观

简介Từ khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) chính thức đi vào cuộc sống thì đối tượng làm chủ sáng chế tại Việ kết quả nashville

mua ban sang che nhan hieu o viet nam chi moi manh nha

Từ khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) chính thức đi vào cuộc sống thì đối tượng làm chủ sáng chế tại Việt Nam có chuyển biến như thế nào, thưa ông?

Một dấu hiệu đáng mừng là những năm qua, lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt tăng cao, thành phần đăng ký cũng rất đa dạng. Trước đây, người ta hay nghĩ chỉ những kỹ sư, tiến sĩ làm trong các viện nghiên cứu mới thường đăng ký sáng chế. Nhưng hiện nay các tác giả tự do cũng đăng ký rất nhiều, thậm chí chúng tôi cũng nhận được rất nhiều đơn đăng ký của những “nhà sáng chế là nông dân”.

Không chỉ ở lĩnh vực sáng chế, tốc độ tăng của đơn đăng ký nhãn hiệu cũng tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu trước đây khoảng 10 năm, chỉ khoảng 5.000 đơn đăng ký nhãn hiệu/năm, nhưng hiện nay chúng tôi nhận được khoảng 35.000 đơn, tăng khoảng 7 lần. Từ chỗ các DN Việt Nam chỉ chiếm 20-25% trong tổng số đơn đăng ký (còn lại là các DN nước ngoài) thì hiện nay DN trong nước vượt lên chiếm áp đảo đến trên 60%. Đây là con số rất đáng mừng, thể hiện sự chuyển biến thực sự tích cực trong nhận thức của DN.

Song song với đó, các DN Việt còn rất tích cực và chủ động trong việc đăng ký ra nước ngoài. Các DN đã hiểu vấn đề, rằng đơn đăng ký ra nước ngoài tuy có tốn kém, nhưng khi chúng ta gia nhập hàng loạt công ước quốc tế thì lượng đơn đăng ký của DN VN ra ngoài nước đã tăng vọt. Việc đăng ký SHTT tại nước ngoài rất quan trọng, bởi nếu không nhanh chân thì nguy cơ bị mất thương hiệu rất dễ xảy ra. Trong quá khứ đã không ít chuyện DN Việt gặp rắc rối với nhãn hiệu của chính mình khi bị các DN nước ngoài đăng ký trước, như câu chuyện cà phê Trung Nguyên, Vietsopetro… bị đăng ký ở nước ngoài và phải rất vất vả mới đòi lại được.

Lượng đơn đăng ký gửi về Cục SHTT ngày càng tăng, chính vì thế chúng tôi nỗ lực hết sức cho công tác xử lý đơn. 6 tháng đầu năm 2011, tốc độ xử lý đơn trung bình đã tăng 20%. Hiện nay, tuy có cố gắng nhiều nhưng vẫn còn nhiều đơn tồn đọng do lượng gửi tới quá đông. Hiện Cục SHTT đang nỗ lực quản lý và nâng cao năng lực xử lý đơn bằng biện pháp tự động hóa. Việc này giúp cho hoạt động kiểm tra của xét nghiệm viên tiến hành nhanh hơn rất nhiều.

Lượng đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu tăng cao, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng… sáng chế, nhãn hiệu để nâng giá trị đã thực sự phát triển tại Việt Nam chưa, thưa ông?

Tôi nghĩ là các DN Việt Nam đã được hưởng lợi từ SHTT. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa phát huy hết lợi ích đó. Tại sao tôi nói như vậy. Bởi đăng ký bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam được xếp vào diện gần như rẻ nhất của thế giới. Chúng ta mất chưa đến 1 triệu đồng để được bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm. Đó là cái giá rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta chưa thực sự biến sáng chế hay nhãn hiệu thành tài sản.

Nhiều sáng chế thực sự có hiệu quả, nhưng bán sáng chế đó như thế nào, nhượng quyền, ký hợp đồng mua bán ra sao… là điều còn mới mẻ và lúng túng ở Việt Nam. Vài năm trở lại đây chúng ta mới bắt đầu manh nha câu chuyện mua bán sáng chế. Trong khi đó, tại các nước phát triển, việc mua bán sáng chế diễn ra phổ biến và họ coi đó là thị trường.

Một viện nghiên cứu có thể sống khỏe khi chỉ tập trung nghiên cứu và bán các sáng chế. Tương tự, một nhãn hiệu nếu tập trung làm tốt thì có thể bán, nhượng quyền thương mại để thu lại các giá trị gia tăng rất lơn. Tôi nhận định, hiện tại ở Việt Nam mới chỉ khai thác khoảng 20% tiềm năng này với một số hợp đồng chuyển nhượng “đình đám” trước đây như công ty Colgate của Mỹ mua lại nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan của Việt Nam với giá 2,5 triệu USD, tiếp đến là Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD. Nguyên nhân là các DN còn thiếu một phương thức định giá tài sản trí tuệ một cách chuyên nghiệp, các DN còn loay hoay không biết rõ giá trị thương hiệu của mình là bao nhiêu, bán giá nào cho hợp lý…

Vậy, làm thế nào để định giá đúng tài sản trí tuệ và phát huy hiệu quả của hoạt động này?

Trên thế giới, hiện cũng chưa có một phương pháp định giá được coi là chuẩn mực nào để áp dụng cho mỗi quốc gia. Thực tế, tương ứng với mỗi đối tượng SHTT sẽ có phương pháp định giá phù hợp.

Để định giá đúng và chính xác tài sản này, nhà nước cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về tài sản trí tuệ; phân loại và ghi nhận loại tài sản này, ban hành chi tiết và đầy đủ những tiêu chuẩn về thẩm định giá. Cũng giống như trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng cần có một bộ tiêu chuẩn để thực hiện, đặc biệt là tiêu chuẩn về định giá tài sản vô hình. Ngoài ra, DN cần được tự xác định giá trị tài sản trí tuệ. Có thể cho phép DN tự xác định giá trị tài sản vô hình để được ghi nhận trong báo cáo tài chính. Để thể hiện chính xác giá trị, hàng năm các DN cần được các tổ chức định giá xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này.

* Xin cảm ơn ông!

Theo Công thương

很赞哦!(27995)