您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【benfica vs inter】Quốc hội thảo luận tại tổ về KT

Empire7772025-01-25 11:44:29【Cúp C2】8人已围观

简介Vấp nhiều vướng mắc, một số dự án có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp Tháo gỡ điểm nghẽn trong đầu t benfica vs inter

Vấp nhiều vướng mắc,ốchộithảoluậntạitổvềbenfica vs inter một số dự án có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp Tháo gỡ điểm nghẽn trong đầu tư công, thúc đẩy phục hồi kinh tế Đã đưa vào sử dụng 52% dự án sử dụng ngân sách trong giai đoạn 2021-2025
Thủ tướng Chính phủ tham dự phiên thảo luận tại tổ 8 (gồm câc
Thủ tướng Chính phủ tham dự phiên thảo luận tại tổ 8 (gồm các đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Điện Biên, Bình Định, Cần Thơ, Vĩnh Long). Ảnh: H.D

Cần khơi thông mọi nguồn lực và tận dụng mọi cơ hội

Cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra. Kết quả này đạt được nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị.

Nhận xét về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhận định, so với bối cảnh kinh tế thế giới thì Việt Nam vẫn có những kết quả đáng ghi nhận. Trong khi lạm phát thế giới còn cao thì lạm phát của Việt Nam vẫn được kiềm chế trong giới hạn cho phép. Kết quả về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ khoảng 5% so với mục tiêu 6,5% nhưng so với nhiều nước trên thế giới và khu vực thì Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng.

Không chỉ là kết quả về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng, cần phải bổ sung thêm 2 chỉ tiêu là dành nguồn lực rất lớn để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cùng với đó là những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.

Nhưng nhìn thẳng vào những vấn đề của nền kinh tế thì các đại biểu Quốc hội cũng đã thẳng thắn đưa ra nhiều bất cập, tồn tại. Chẳng hạn, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), kinh tế thế giới đang tiếp tục đà đi xuống, nhất là cuộc xung đột tại Nga – Ukraine, dải Gaza sẽ còn tác động tiêu cực tới tổng cầu và đầu tư của nền kinh tế, từ đó tác động đến nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.

Hơn nữa, vị này cũng nêu, nhìn vào số liệu xuất nhập khẩu thì thấy Việt Nam vẫn xuất siêu dù xuất khẩu giảm, nhờ đó đảm bảo cán cân thanh toán và giảm bớt áp lực về ngoại tệ. Nhưng thực tế là nhập khẩu giảm sâu nên mới xuất siêu, trong khi nhập khẩu giảm một phần do thiếu đơn hàng, doanh nghiệp không có nhu cầu nhập khẩu để sản xuất.

Còn theo đại biểu Hoàng Văn Cường, tình trạng đình trệ, chậm tăng trưởng trong khu vực kinh tế, doanh nghiệp vẫn là vấn đề cần được xem xét. Nguồn vốn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gần như bị bão hòa.

Dự báo 2024 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi rõ. Để tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy phát triển kinh tế, các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng thuận với các giải pháp của Chính phủ đã đề ra; đồng thời khuyến nghị cần thực hiện linh hoạt các giải pháp tài khóa, kịp thời điều hành linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ lãi suất để tăng khả năng tiếp cận vốn…

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) cho rằng, 5/15 chỉ tiêu khó đạt hoặc không đạt thì phần lớn là các chỉ tiêu quan trọng như tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, tốc độ tăng năng suất lao động… Đây là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nền kinh tế, chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững…

Đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, cần phải tiếp tục duy trì nỗ lực và quyết liệt hơn trong những năm tiếp theo và trong những tháng còn lại của năm 2023. Chính phủ cần khơi thông mọi nguồn lực và tận dụng mọi cơ hội đã và đang có trong nền kinh tế. Đặc biệt là tập trung tháo gỡ dứt điểm khó khăn vướng mắc một số điểm nghẽn liên quan đến thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Cùng với những vấn đề trên, nhiều đại biểu Quốc hội khuyến nghị phải khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; kiên quyết loại bỏ những dự án không cần thiết, dàn trải, kém hiệu quả. Tập trung tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Cũng về vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, cần thay đổi các quy định về đầu tư công và cần chính sách mới như đặt hàng cho các tập đoàn kinh tế lớn để đẩy nhanh tốc độ.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) mong muốn Chính phủ dành sự quan tâm hơn nữa trong thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần kết nối liên vùng, tăng khả năng giao thương, mở rộng thị trường…

Tham gia thảo luận tại tổ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều chia sẻ với các đại biểu Quốc hội liên quan đến đầu tư cho phát triển. Trong đó, riêng với khu vực ĐBSCL, theo Thủ tướng, khu vực này đang phải đối mặt với một số vấn đề về sụt lún, sạt lở, hạn hán, ngập mặn. Chính phủ đã quyết định chi 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh ĐBSCL khắc phục nhưng cần sự giảm sát của các đoàn đại biểu Quốc hội về hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Về lâu dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần có những dự án lớn, dự án mang tính lâu dài, huy động nguồn vốn, dự án hợp tác công tư để thực hiện các dự án chống sạt lở, phải làm bài bản, hiệu quả, kịp thời. Hơn nữa, việc này có thể đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động các nguồn vốn nước ngoài. Nhưng nếu đi vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không làm vụn vặt, manh mún.

Hơn nữa, theo Thủ tướng, để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, việc của Trung ương là kết nối vùng, kết nối tỉnh nhưng các địa phương phải nỗ lực, dành nguồn lực để kết nối trong tỉnh, huyện.

Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình trồng 1 triệu ha lúa sạch, phát triển nông nghiệp xanh, phát triển bền vững phục vụ cho an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững. Cùng với đó là phải ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng giao thông.

很赞哦!(3527)