【bd tl anha】“Bát nháo” thị trường phân bón

bat nhao thi truong phan bon

Hiện có tới hơn 5.000 loại phân bón được đưa vào Danh mục được phép sản xuất. Ảnh: ST.

Song đã vài năm trôi qua,átnháothịtrườngphânbóbd tl anha dường như chính sách vẫn khá xa cuộc sống, khi thị trường phân bón hiện khá “bát nháo”. DN sản xuất, kinh doanh mọc lên nhan nhản, phân bón giả, kém chất lượng cũng mặc sức tung hoành…

Cả nghìn DN sản xuất

Theo kết quả điều tra mới nhất trong tháng 8-2015 của Hiệp hội Phân bón Việt Nam triển khai tại 60% tỉnh, thành phố, hiện cả nước có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón (tập đoàn, tổng công ty, công ty, chi nhánh). Riêng TP. HCM có 491 công ty, chi nhánh. Nếu điều tra 100% các tỉnh, thành phố thì tổng số cơ sở sản xuất phân bón có thể sẽ lên đến 1.000 cơ sở.

Phát biểu tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” diễn ra ngày 12-10, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đánh giá: Phân bón Việt Nam là nền phân bón tự phát, chưa có một cuộc “cách mạng” quy hoạch tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Ngày 27-12-2010, Bộ Công Thương đã có Quyết định 6868/QĐ-BCT về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón giai đoạn 2011-2020 và định hướng 2025, tuy nhiên, suốt từ đó đến nay đã 5 năm trôi qua nhưng vẫn chưa có động thái gì, thậm chí còn chưa nêu cụ thể được số lượng cơ sở sản xuất phân bón của mỗi tỉnh là bao nhiêu. Bên cạnh đó, việc cung ứng phân bón hiện nay khá chồng chéo. Phân bón trong Nam đưa ra Bắc, từ Bắc đưa vào Nam cùng một tên phân bón, cùng một chủng loại, cùng một hệ số… Hệ thống đại lý thì quá nhiều cấp. Ngoài ra, phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoành hành như một tệ nạn.

Xung quanh vấn đề này, ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho rằng: Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón. Bộ NN&PTNT cũng như Bộ Công Thương đã có các Thông tư hướng dẫn triển khai nhưng đến công tác triển khai còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, để hình thành công ty sản xuất phân bón khá đơn giản và để giải thể còn đơn giản hơn. Số DN sản xuất phân bón nhiều tới mức cơ quan chức năng cũng không thể thống kê hết tất cả có bao nhiêu đơn vị.

“Nhiều công ty sau một thời gian sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường không đảm bảo chất lượng, không uy tín thì lập tức giải thể và thành lập công ty mới để cung ứng sản phẩm khác. Bà con nông dân cứ thấy giá rẻ, quảng cáo rầm rộ thì tin tưởng và mua những sản phẩm kém chất lượng. Hậu quả là bao nhiêu thiệt thòi bà con nông dân phải gánh chịu. Các DN lớn, làm ăn chân chính cũng bị ảnh hưởng bởi khó cạnh tranh về giá cả với các DN sản xuất phân bón kém chất lượng”, ông Phong nói.

Theo đại diện Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc, DN này có nhiều sản phẩm bị đơn vị khác giả mạo. Hiện nay, quản lý phân bón có nhiều bất cập, với hàng nghìn loại như “ma trận” thì đến cơ quan quản lý còn không kiểm soát hết nổi về giá cả, chất lượng chứ chưa nói tới người nông dân. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, đại diện DN này cho rằng cần áp dụng biện pháp “mạnh tay” như rút giấy phép kinh doanh của DN làm giả khi bị phát hiện.

Thu về một mối?

Ông Lê Quốc Phong cho rằng, một trong số những nguyên do khiến thị trường phân bón “bát nháo” là bởi quản lý thiếu đồng bộ, thống nhất. Cùng một lĩnh vực phân bón nhưng có tới hai Bộ là NN&PNTT và Công Thương cùng quản lý. Mặc dù đã phân chia ra Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ, Bộ Công Thương quản lý phân bón vô cơ nhưng như trường hợp của Công ty CP Phân bón Bình Điền, có cả hai loại phân hữu cơ và vô cơ nên vẫn khá chồng chéo, khiến hiệu quả không cao. Có những trường hợp, khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình hàng hóa lưu thông trên thị trường, hai Bộ lại cùng đứng ra giải quyết. Để đạt được sự thống nhất ở cấp Bộ giữa đôi bên đã khó, khi đi vào giải quyết trong thực tế ở các cấp địa phương thì còn khó gấp bội, gây nhiều khó khăn cho DN. Do đó, ông Phong kiến nghị quản lý phân bón chỉ nên thu về một mối, giao cho Bộ NN&PTNT hoặc Bộ Công Thương. Trong đó, mỗi Bộ cần có một đầu mối thống nhất để giải quyết mọi vấn đề liên quan, tạo thuận lợi cho DN.

Liên quan tới vấn đề này, theo ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty Tiến nông Thanh Hóa, hiện một DN có hai giấy phép, hai Bộ cùng quản lý khiến DN khá khó khăn. Trong bối cảnh cụ thể hiện nay, khi thị trường phân bón nhốn nháo, DN làm ăn không lành mạnh tạo ra nhiều bất lợi cho DN làm ăn chân chính, hai Bộ cần phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Phân bón Việt Nam để phát hiện các đơn vị sai phạm nhằm kịp thời xử lý. Cụ thể, các DN phân bón làm ăn chân chính khi phát hiện DN cùng ngành vi phạm thì kiến nghị lên Hiệp hội để Hiệp hội phản ánh lên cơ quan chức năng.

Xung quanh câu chuyện lập lại thị trường phân bón, theo ông Nguyễn Hạc Thúy, cần có chế tài kiên quyết thu hồi giấy phép các cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ vài chục nghìn tấn/năm bằng công nghệ cuốc xẻng, bằng xe trộn bê tông… vì những cơ sở này không thể trang bị công nghệ cao, công nghệ hiện đại thì không thể sản xuất được phân bón chất lượng. Đây là “cái nôi” làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây ô nhiễm môi trường, rối loạn thị trường.

Bên cạnh đó, ông Thúy cho rằng, cần nắm chắc cơ sở và nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón trong nước như phân Ure, DAP, Kali, NPK, cân đối xem có cần phát triển nữa không và phát triển bao nhiêu là phù hợp… Nếu thấy đủ, thấy thừa thì việc mở rộng xây dựng mới thêm các nhà máy phân bón nói trên cần hết sức thận trọng, nghiêm túc, tính toán lợi ích tiêu thụ trong nước và XK trước mắt và lâu dài vì Việt Nam là nước nông nghiệp.

“Hiệp hội Phân bón kiến nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiến hành tổ chức một hội nghị chuyên đề bổ sung quy hoạch, quy hoạch cụ thể về tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón như làm một cuộc cách mạng lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam lành mạnh, khoa học. Trong đó, đặc biệt lưu ý các yếu tố bảo đảm đủ lương thực và phát triển lương thực bền vững, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên đất, cải thiện độ phì nhiêu và sức sản xuất của đất, tăng năng suất nông sản, hạ giá thành nông sản, nâng cao thu nhập nông dân, cải thiện chất lượng môi trường và hội nhập…”, ông Thúy nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới: Cả nước chỉ cần 100 loại phân bón

Theo Danh mục phân bón được phép sản xuất của Bộ NN&PTNT thì hiện có tới hơn 5.000 loại phân bón được đưa vào Danh mục. Như vậy là quá nhiều. Có những loại phân bón chưa được cấp giấy phép sản xuất nhưng vẫn được sản xuất, bày bán. Về bao bì, nhãn mác, thế giới có quy định chuẩn nhưng Việt Nam lại làm khá lung tung nhưng vẫn được lưu thông trên thị trường.

Trong ngành nông nghiệp hiện nay có khoảng 10 chủng loại cây trồng, điển hình như cây lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp... Mỗi loại cây trồng chỉ cần 4 loại phân chuyên dùng đã là nhiều rồi. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước thực tế chỉ cần khoảng 40 loại phân bón. Nếu tính mở rộng ra cho các DN phân bón có cơ hội phát triển thì cũng chỉ cần khoảng gấp đôi hoặc cùng lắm là 100 loại phân bón. Hiện nay, nước láng giềng Thái Lan cũng chỉ có khoảng 100 loại phân bón. Cơ quan quản lý Việt Nam nên nghiên cứu đi theo hướng này, xác định 100 loại phân bón đáp ứng nhu cầu và công bố rộng rãi, sau đó để các DN sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, giá cả, cách phục vụ… Làm được như vậy, việc quản lý phân bón của các bộ, ngành sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với quản lý “ma trận” phân bón hiện tại.

Uyển Như (ghi)