Một số quy định mới về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập kinh tế; quy định về chậm nộp tiền phạt; về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng,àngloạtchínhsáchmớicóhiệulựctừtháxếp hạng vl về trợ cấp đào tạo cho lao động, hỗ trợ đầu tư thủy sản…là những chính sách, quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12-2016.
Hỗ trợ đầu tư khai thác thủy sản
Nghị định số 89/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, có hiệu lực từ ngày 15-12 quy định mức hỗ trợ đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới, tối đa 8 tỷ đồng/tàu với tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 800 CV đến dưới 1.000 CV và 9,8 tỷ đồng/tàu với tàu có tổng công suất máy chính từ 1.000 CV trở lên.
Trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 800 CV đến dưới 1.000 CV, chủ tàu sẽ được hỗ trợ 35% tổng giá trị đầu tư nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu; tổng công suất máy chính từ 1.000 CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ không quá 8 tỉ đồng/tàu…
Để được hưởng mức hỗ trợ một lần như trên, chủ tàu phải là thành viên của tổ đội, hợp tác xã, doanh nghiệp khai thác hải sản; tàu phải lắp đặt thiết bị thông tin có khả năng định vị kết nối với trạm bờ để quản lý quan sát hành trình và phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập kinh tế
Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10-10-2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác sẽ có hiệu lực từ 20-12-2016.
Nghị định này quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.
Chậm nộp tiền phạt tính lãi 0,05%/ngày
Thông tư 155/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12 quy định:
Từ ngày 1-12, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan mà chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt, ngoài việc phải nộp đủ số tiền nộp phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12 quy định: tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm ngăn chặn các hành động gây nguy cơ xung đột thông tin trên mạng có nguồn gốc từ hệ thống thông tin của mình, cũng như hợp tác xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng, khắc phục hậu quả xung đột thông tin.
Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Phạt nặng gian lận hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Nghị định 145/2016/NĐ-CP ngày 1-11-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán có hiệu lực từ 15-12-2016.
Theo đó, bổ sung quy định phạt tiền từ 400 - 700 triệu đồng đối với hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện
Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, có hiệu lực từ ngày 16-12, cho phép tổ chức, cá nhân được nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, trừ thủ tục hành chính yêu cầu tổ chức, cá nhân không được ủy quyền và phải có mặt trực tiếp để giải quyết.
Việc nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại các điểm phục vụ bưu chính của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Có thể ủy quyền cho người khác nhận hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính.
Phí và lệ phí giải quyết thủ tục hành chính (nếu có) được trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền; Trực tiếp nộp và chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền.
Hỗ trợ đào tạo cho nhiều đối tượng lao động
Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có hiệu lực từ 4-12-2016. Theo đó, hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học.
Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định nêu trên, mức hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.