【tiso bong da】Một năm biến động
Sẽ rất thiệt thòi nếu vận động viên kiện tướng ăn chế độ của vận động viên năng khiếu
Thành tích bằng ¼ năm trước
Hơn 300 huy chương các loại giành được trên mọi đấu trường đỉnh cao trong năm 2020,ộtnămbiếnđộtiso bong da cùng những gương mặt đầy tiềm năng ở đấu trường khu vực, châu lục và thế giới, như: Quỳnh Như (Judo), Thùy Linh (đá cầu), Mỹ Hạnh – Mỹ Trang (vật), Thanh Nhi (bắn cung), Thanh Minh (bóng đá)… tuy chưa thể đưa thể thao thành tích cao Thừa Thiên Huế vào top đầu trên toàn quốc, nhưng phần nào chứng minh được những định hướng, đầu tư đúng đắn của tỉnh, của ngành những năm qua.
Tuy nhiên, năm 2021, thể thao Huế chỉ giành số huy chương bằng ¼ năm 2020, khoảng từ 70 – 80 huy chương các loại. Nguyên nhân, do dịch COVID-19 khiến hàng chục giải đấu không thể tổ chức, mà nói như lãnh đạo ngành thể thao, “may” là dịp tháng 4, dịch bệnh tạm thời được khống chế, có một số giải đấu diễn ra theo kế hoạch nên mới tích lũy được phần lớn số huy chương nói trên, nếu không, thành tích còn thấp hơn nữa.
Không chỉ liên quan đến thành tích, trong năm 2021, việc hủy hoặc dừng giữa chừng một số giải đấu ảnh hưởng rất lớn đến chuyên môn và tâm lý VĐV. Ngoài không được cọ xát, việc tập luyện gián đoạn thời gian dài, hoặc do tập online, qua giáo trình tự tập mà không có HLV trực tiếp kèm cặp, không có đồng đội cọ xát đã khiến thực lực không ít VĐV một số bộ môn đi xuống thấy rõ, như đánh giá của ông Hồ Đắc Quang - Hiệu trưởng Trường trung cấp TDTT tỉnh.
Như vậy vẫn chưa hết. Đơn cử như giải vô địch Karate quốc gia 2021 tổ chức tại Thanh Hóa từ 26/11 – 4/12 diễn ra mới 2 ngày buộc lòng phải dừng lại do phát hiện có VĐV dương tính với COVID-19. Hay trước đó, giải hạng Nhất quốc gia 2021 (và cả V. League) mới thi đấu được nửa đường cũng phải hủy do lo ngại dịch bệnh... Điều này khiến nhiều VĐV (trong đó có Huế) hụt hẫng và có một số rất dễ nảy sinh chán nản do đã nỗ lực tập luyện chờ đến ngày tranh tài, cũng như kỳ vọng sẽ đạt thành tích cao tại giải mình tham dự.
Tìm cách thích ứng
Bên cạnh lo ngại COVID-19 tiếp tục có những tác động tiêu cực như năm cũ, năm 2022, thể thao Thừa Thiên Huế có nguy cơ đối diện với nhiều khó khăn liên quan đến đời sống VĐV.
Trừ cầu thủ của Đoàn Bóng đá Huế, tất cả VĐV của Trung tâm Thể thao tỉnh và Trường trung cấp TDTT đều hưởng tiền hỗ trợ VĐV đạt đẳng cấp thể thao thành tích cao và chế độ ăn theo đẳng cấp từng năm, được HĐND tỉnh thông qua. Ngoài tăng cường dinh dưỡng, khoản kinh phí này có ý nghĩa lớn cả về vật chất lẫn tinh thần với mỗi VĐV. Tuy nhiên, muốn xác định, hoặc thăng hạng đẳng cấp thì VĐV phải thi đấu; từ đó, thông qua huy chương đạt được để xác định đâu là VĐV cấp I, cấp II, đâu là kiện tướng…
“Năm 2021, VĐV vẫn được hưởng ổn định các chế độ thông qua thành tích của năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021 không được thi đấu nên không thể xác định thành tích của phần lớn VĐV để từ đó chi trả 2 loại tiền nói trên trong năm 2022. Và ngoài không được hưởng tiền hỗ trợ đạt đẳng cấp thể thao thành tích cao, việc một số VĐV đẳng cấp kiện tướng phải “xuống” ăn khẩu phần của VĐV năng khiếu đang là nguy cơ cao trong năm tới. Điều này nếu xảy ra, sẽ tác động rất lớn đến chất lượng, tâm lý VĐV”, ông Hồ Đắc Quang lo lắng.
Theo ông Bùi Thanh Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao, ngành sẽ đề xuất tỉnh và các ngành liên quan cho VĐV được duy trì các chế độ năm 2022 như năm 2021 bằng cách bảo lưu kết quả thi đấu của năm 2020. “Câu chuyện trên cũng là thực trạng chung đối với các tỉnh, thành trên toàn quốc chứ không riêng gì Huế. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, đó là cách duy nhất để các VĐV yên tâm tập luyện, cống hiến cho thể thao tỉnh nhà, mà trước mắt là tại SEA Games 31 và ĐH Thể thao toàn quốc”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Bùi Thanh Dũng cũng cho biết, năm 2022, ngành sẽ đề xuất với tỉnh tăng chỉ tiêu VĐV cho một số bộ môn có tiềm năng, một mặt làm phong phú nội dung thi đấu, từ đó, có nhiều cơ hội hơn trong việc gia tăng thành tích tại các đấu trường, mặt khác, tạo điều kiện để bổ sung lực lượng kế cận nhằm duy trì tính liên tục, tránh tình trạng “đứt đoạn” đã và đang xảy ra ở một số bộ môn.
Cuối tháng 12/2021, ngành thể thao đã tổ chức giải vô địch Taekwondo quốc gia và giải cầu lông các tay vợt xuất sắc toàn quốc bằng mô hình “bong bóng khép kín” được thực hiện theo nguyên tắc “Một cung đường, hai điểm đến”: địa điểm lưu trú – nhà thi đấu - địa điểm lưu trú cùng những phương án phòng, chống dịch chặt chẽ, được Tổng cục TDTT (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đánh giá cao.
“Đó là tiền đề để năm 2022, Huế dự kiến sôi động trở lại với hàng loạt giải thể thao, tạo điều kiện cho VĐV được thi đấu, góp phần giúp các dịch vụ, như: nhà hàng, khách sạn… có thêm nguồn khách, đồng thời thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội”, ông Dũng chia sẻ.
Bài, ảnh: Hàn Đăng