【tỷ số tbn】Tăng trưởng tín dụng chưa thể bật nhanh
Tín dụng cho nhà ở xã hội đang khó khăn như thế nào?ăngtrưởngtíndụngchưathểbậtỷ số tbn | |
Sẽ "nới lỏng" điều kiện cho vay gói tín dụng trả lương ngừng việc | |
Phó Thống đốc NHNN: Không "dễ dãi" giảm điều kiện tiếp cận tín dụng |
Tăng trưởng tín dụng theo tháng tại Hà Nội, TPHCM và cả nước. Nguồn: SSI |
Theo số liệu từ Cục thống kê Hà Nội, tính đến hết tháng 10, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 10,4% so với thời điểm kết thúc năm 2020.
Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 989 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 12,4%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1,44 triệu tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 9,1%.
Còn theo báo cáo thống kê của Cục Thống kê TPHCM, đến 1/10, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 1,65 triệu tỷ đồng, giảm 0,7% so với tháng trước, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 45,5% tổng dư nợ tín dụng, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ trung hạn, dài hạn đạt 1,45 triệu tỷ đồng, chiếm 54,6% tổng dư nợ, giảm 0,3% so với tháng trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Hiện tổng dư nợ cả nước vào khoảng 9,8 triệu tỷ đồng, nghĩa là dư nợ tín dụng của TP Hà Nội chiếm khoảng 25%, của TPHCM chiếm khoảng 17% tổng dư nợ. Tín dụng tăng chậm ở 2 “đầu tàu” của cả nước phần nào cho thấy tăng trưởng tín dụng cả nước chưa thể bật nhanh trong tháng 10.
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI, đây là thời điểm thích hợp các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ nên được triển khai nhằm kích cầu nền kinh tế, bao gồm các gói hỗ trợ tài khóa (giảm thuế, giảm phí, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, đẩy nhanh đầu tư công…) và tiền tệ (cắt giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng, thực hiện gói cấp bù lãi suất…).
Hiện trên thị trường, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong quý 4/2021.
Theo công bố mới đây của Ngân hàng Nhà nước, tính từ 15/7 đến 30/9/2021, 16 ngân hàng thương mại chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế khoảng 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết cho gần 5,5 triệu tỷ đồng dư nợ.
Nhận định về những hỗ trợ từ chính sách tiền tệ, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dự kiến tổng số tiền ngành ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế năm 2021 là khoảng 54.000 tỷ đồng, tương đương gần 25% lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2021. Nếu tính thêm cả con số trích lập dự phòng rủi ro bổ sung theo Thông tư 03 và Thông tư 14, số tiền của gói hỗ trợ còn lớn hơn.
Vì thế, nhiều chuyên gia cho biết vẫn duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch và mặt bằng lãi suất huy động - cho vay sẽ tiếp tục giảm.