您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【tỷ số atalanta hôm nay】“Siết” khung hình phạt để chặn hàng giả

Empire7772025-01-10 19:02:11【Cúp C2】9人已围观

简介Theo ông Hồ Quang Thái - Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả, thị trường hiện nay có quá nhi tỷ số atalanta hôm nay

“Siết” khung hình phạt để chặn hàng giả

Theếtkhunghìnhphạtđểchặnhànggiảtỷ số atalanta hôm nayo ông Hồ Quang Thái - Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả, thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm bị làm giả, đặc biệt đối với những thương hiệu nổi tiếng. Gần đây, thị trường nổi lên tình trạng hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam, Ý, Mỹ, Đức… Các sản phẩm đó đều ghi sản xuất theo dây chuyền công nghệ của các nước có nền công nghiệp phát triển. Các DN nhập về khai báo hải quan đúng nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc nhưng khi vào thị trường nội địa thì DN bóc nhãn “made in China” dán nhãn hàng Mỹ, Pháp, Ý… để tung ra thị trường.

“Đã có nhiều mặt hàng Trung Quốc “mặc áo” hàng sản xuất tại Việt Nam như Inax, Toto, Sanyo, Panasonic, thậm chí hàng Việt Nam chất lượng cao và có ghi cả chế độ bảo hành… Một chủ hàng đã từng khai nhận nếu để hàng xuất xứ từ Trung Quốc thì người tiêu dùng không mua nên phải lấy tên Việt Nam mới tiêu thụ được” - ông Thái cho biết thêm.

Quỹ Chống hàng giả thống kê, trên thị trường hiện nay, các mặt hàng thiết bị vệ sinh, đồ điện gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy, ô tô, giày dép, đồng do DN Trung Quốc sản xuất nhưng gắn nhãn hiệu châu Âu, Mỹ… sẽ bán được giá cao. Chẳng hạn, cơ quan chức năng vừa bắt giữ một vụ bồn rửa mặt Trung Quốc giá chỉ 2-3 triệu đồng/chiếc nhưng gắn mác của Đức được sản xuất thủ công bán cho người tiêu dùng là 18 triệu đồng.

“Siết” khung hình phạt để chặn hàng giả

Đại diện một DN chế biến thực phẩm ở quận 6, TP. Hồ Chí Minh bức xúc nêu, logo của DN này có từ năm 1968 và đã đăng ký độc quyền nhưng có nhiều DN xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công ty khiếu nại lên cấp có thẩm quyền, những nơi có trách nhiệm giải quyết vụ việc lại thông báo họ không vi phạm thương hiệu vì sản phẩm khác nhau?

Ông Nguyễn Xuân Hãn - Tổng giám đốc Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) - cho biết, mặc dù hàng hóa của Maseco bị làm giả không ít nhưng trong 20 năm nay chỉ có một vụ khởi tố hình sự. Một năm DN nhận được hàng chục đề nghị của cơ quan chức năng đến để xác minh hàng thật hay giả, Maseco xác định là giả nhưng vẫn không giải quyết được.

“Chống hàng giả, khi đưa nhau lên tòa nhưng lại không được xem là bị hại mà chỉ là người có nghĩa vụ liên quan thì không giải quyết được gì. Muốn chống hàng giả cơ quan chức năng phải làm việc đúng chức năng, nếu phát hiện được thì tăng mức xử phạt lên nhiều lần, riêng DN thì phải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao để bảo vệ thương hiệu thì mới xử lý được hàng giả” - ông Hãn đề xuất.

Nhiều DN than phiền, công cuộc chống hàng giả của DN đã rất vất vả, khi phát hiện được thì lại không xử lý đúng với hành vi vi phạm, thậm chí rất nhiều vụ đã bị cơ quan thực thi pháp luật “dân sự hóa” vụ việc, gây thất vọng lớn cho DN chân chính. Ông Nguyễn Phước Hưng - Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả nêu, vụ án Công ty Thuận Phong (Đồng Nai) sản xuất phâm bón giả đã được 5 Bộ gồm: Bộ Công Thương, Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ khẳng định DN này làm phân bón giả nhưng Công an Đồng Nai không khởi tố hình sự mà chỉ xử lý hành chính 500 triệu đồng. Từ sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Công an Đồng Nai hiện đã hủy quyết định xử phạt hành chính đối với Thuận Phong, trả hồ sơ để điều tra lại để xử lý nghiêm.

Đại tá Hà Minh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Ngoại tuyến (A69) Bộ Công an - cho rằng, hiện nay đang có sự lỏng lẻo trong công tác phối hợp kiểm tra và xử lý đối với tội phạm làm hàng giả của các cơ quan chức năng, điều này dẫn đến kết quả đấu tranh chống hàng giả không hiệu quả. Theo ông Sơn, ngoài tăng cường giám sát, xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, các DN cũng cần phối hợp chặt với cơ quan chức năng tố cáo đối tượng làm hàng giả và cần loại bỏ suy nghĩ: “Nhiều người biết hàng của mình bị làm giả sẽ giảm sút doanh thu”.

很赞哦!(965)