【kèo pháp hôm nay】Giảm 3% chi phí thức ăn sẽ giảm được 2% giá thành chăn nuôi
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bền vững và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất,ảmchiphíthứcănsẽgiảmđượcgiáthànhchănnuôkèo pháp hôm nay kinh doanh thức ăn chăn nuôi", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 18/3.
Ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu |
Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), từ tháng 01/2021 đến tháng 8/2021 giá lợn thịt hơi xuất chuồng giảm 30-35%, duy trì ở mức thấp 43-49 nghìn đồng/kg; đến tháng 11/2021 tăng nhẹ lên trên 50 nghìn đồng/kg; tháng 12/2021 giá tăng lên và dao động quanh mức 54-57 nghìn đồng/kg và duy trì đến trung tuần tháng 2/2022.
Đến cuối tháng 2/2022, giá lợn thịt hơi xuất chuồng có xu hướng giảm xuống còn 53-56 nghìn đồng/kg, sang đầu tháng 3/2022 giá giảm còn 50-53 nghìn đồng/kg. Giá lợn thịt hơi xuất chuồng của 3 miền biến động khá thống nhất, không có chênh lệch lớn giữa các vùng, tuy nhiên, do khả năng cung ứng khác nhau, giữa các tỉnh có sự chênh lệch trong khoảng 2-4 nghìn đồng/kg lợn hơi.
Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Việc tăng kỷ lục giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của thị trường quốc tế do tăng giá năng lượng mà chủ yếu là do hậu quả của xung đột giữa Nga - Ukraina đã gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. “Với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao từ năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã tăng 18-22% nhưng việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi đã làm cho lợi nhuận người chăn nuôi lợn giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ”,ông Tống Xuân Chinh chia sẻ.
Trong bối cảnh quy mô chăn nuôi nhỏ còn chiếm tỷ trọng cao, việc áp dụng quy trình sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại còn hạn chế. Việc ứng phó với thông tin thị trường chưa tốt của người chăn nuôi là hạn chế lớn, gây nên nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như dự báo thị trường, hầu hết người chăn nuôi còn bị động và phụ thuộc vào thương lái, người tiêu thụ trung gian.
Mặt khác, Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó, có các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTTP, EVFTA; ngoài ra, nước ta cũng ký kết các hiệp định song phương với nhiều nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Do vậy, việc sản phẩm chăn nuôi nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn khi ta buộc phải mở cửa cho thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ, Đức và sản phẩm nhập khẩu sẽ cạnh tranh mạnh với sản phẩm trong nước.
Bên cạnh đó, sức tiêu dùng thịt lợn cũng suy giảm thời gian qua do đóng cửa trường học, khu công nghiệp, dừng các hoạt động du lịch, văn hóa và lễ hội, cộng với thu nhập người dân giảm sút do dịch bệnh. Những yếu tố trên khiến hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng khó càng thêm khó.
Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn gần 100 triệu dân với khách du lịch 15-18 triệu người/năm và có thể tăng lên trong những năm tới. Hơn nữa, thịt lợn là loại thực phẩm được yêu thích và là một trong những loại thực phẩm chính sử dụng hàng ngày của người Việt Nam. Đây chính là cơ hội rất lớn để ngành chăn nuôi lợn phát triển hiệu quả. Ngoài ra, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia là các thị trường tốt cho Việt Nam xuất khẩu thịt lợn choai, lợn sữa.
Việt Nam đang có quy mô ngành chăn nuôi nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á với năng lực sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu; ngành chăn nuôi hiện đóng góp 25,2% GDP cho ngành nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng khá cao, dư địa còn lớn về năng suất, chất lượng và thị trường. Sản phẩm chăn nuôi lợn ngoài đáp ứng thị trường nội địa thì đã có xuất khẩu, như: thịt lợn choai, lợn sữa... Mức đầu tư tăng lên khi ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Masan, Dabaco, Tân Long, Trường Hải, Hòa Phát... và các doanh nghiệp nước ngoài như CP, Deheus, Japfacomfeed... đã đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi từ trang trại đến bàn ăn.
Theo đại diện Viện Chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của các doanh nghiệp và nông hộ, giảm 3% chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ giúp giảm được 2% giá thành, do đó, bên cạnh công tác kiểm soát dịch bệnh, phát triển các chuỗi liên kết, thì việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho lợn bằng việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong sản xuất, nhập khẩu và bảo quản là việc cần đặc biệt quan tâm.
Viện Chăn nuôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lợn, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sử dụng hiệu quả các nguyên phụ liệu có sẵn tại địa phương.
Năm 2021, trước đà tăng phi mã của giá thức ăn chăn nuôi, Chính phủ quyết định giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu từ ngày 30/12/2021 như lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô từ 5% xuống 2% để hỗ trợ người chăn nuôi. Tuy nhiên, ngay sau Tết Nguyên đán 2022, nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi lại có đợt tăng giá mới do ảnh hưởng của giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng cao so với cuối năm 2021. Cụ thể, giá dầu đậu nành tăng khoảng 22%, đậu nành tăng khoảng 21%, khô đậu nành tăng khoảng 16%, bắp tăng khoảng 9%...
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ. Chi phí vận chuyển cũng không ngừng đội lên vì giá xăng, dầu liên tục tăng và dự báo sẽ tiếp tục có những đợt “sốt giá” mới. Ngoài ra, giao tranh giữa Nga và Ukraine đang tác động lớn đến giá bắp và lúa mì trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chỉ là giải pháp trước mắt. Chủ động nguồn nguyên liệu trong nước mới là giải pháp lâu dài cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng.