Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 5/NQ-CP về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022. Tại Nghị quyết trên,ạohànhlangpháplýthúcđẩychuyểnđổisốquốti so bong chuyen Chính phủ thống nhất đánh giá: Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 được thực hiện trong bối cảnh có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, mới hơn, phức tạp hơn.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Quốc hội để chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, thống nhất, bài bản, khoa học, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực.
Vì vậy, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng 3,15%. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, đồng bộ, chắc chắn, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Thu ngân sách nhà nước vượt 27,76% dự toán, tăng 14,12% so với năm 2021; chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5%, trong đó xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%; cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp, ước đạt 11,2 tỷ USD; vị thế của Việt Nam trong thương mại quốc tế từng bước được khẳng định.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3,22 triệu tỷ đồng tăng 11,2% so với năm 2021, tương đương 33,8% GDP, trong đó vốn FDI thực hiện đạt gần 22,4%, tăng 13,5%. GDP tăng 8,02%, nâng quy mô nền kinh tế lên 409 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 4.110 USD; cả 3 khu vực đều phục hồi, phát triển tốt.
Bước sang năm 2023, năm có ý nghĩa quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.