Chữ ký số có thể thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử. (Ảnh minh họa: Internet) |
Chữ ký số là công cụ có rất nhiều ưu điểm,Ápdụngchữkýđiệntửtrongquátrìnhchuyểnđổisốdoanhnghiệty le keo 5.com sử dụng chữ ký số là một biện pháp mang lại nhiều lợi ích: Thủ tục nhanh gọn, không cần trực tiếp ký tay: Thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước: phát hành hóa đơn điện tử, nộp báo cáo thuế qua mạng hay ký số các văn bản, đóng bảo hiểm xã hội, ký kết hợp đồng…
Theo Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), các cơ quan, doanh nghiệp cần áp dụng chữ ký số để bước đầu chuyển đổi số bởi những lý do sau: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc cung cấp dịch vụ chữ ký số và áp dụng chữ ký số trong hoạt động, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp đã đầy đủ; đã có thị trường cung cấp dịch vụ chữ ký số cạnh tranh; công nghệ, giải pháp ứng dụng chữ ký số đa dạng; các nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp có kinh nghiệm triển khai chữ ký số trong các ngành có ảnh hưởng lớn trong xã hội như thuế điện tử, bảo hiểm xã hội, hải quan điện tử...
NEAC đang nghiên cứu đẩy mạnh cung cấp chứng thư số cá nhân một cách thuận tiện, chi phí hợp lý. Việc này sẽ giúp người dân thực hiện các giao dịch điện tử nói chung và thực hiện thủ tục hành chính công qua mạng nói riêng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP đã khẳng định giá trị pháp lý của văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. Nghị định cũng quy định văn bản chuyển đổi từ định dạng giấy sang điện tử (văn bản số hóa và ký số của cơ quan, tổ chức) là bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử và có giá trị pháp lý như bản chính.
Linh Đan
Bên cạnh hình thức chữ ký số truyền thống sử dụng USB Token, VNPT sẽ cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa. Dự kiến mở ra cơ hội ứng dụng chữ ký số trong nhiều hoạt động giao dịch hơn, đặc biệt với người dùng cá nhân.