【keo bet 88】Xuất khẩu nông sản: Nông dân Nhật thu 40.000 USD, ở Việt Nam chỉ là 1.000 USD
Thành kho nông sản của thế giới
Mở đầu Diễn đàn chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam,ấtkhẩunôngsảnNôngdânNhậtthuUSDởViệtNamchỉlàkeo bet 88 ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) nhấn mạnh: Cần chuyển đổi số mạnh mẽ về thương mại điện tử, thanh toán điện tử, logistics, tác nghiệp nông nghiệp... Nếu Việt Nam thực hiện thành công sẽ trở thành nước nông nghiệp có tiềm năng cạnh tranh lớn nhất.
“Đất đai của chúng ta nằm ở khu vực mà không cần phải sưởi mùa đông, có thể thu hoạch nhiều vụ quanh năm, chúng ta vẫn giữ truyền thống nông nghiệp với 2/3 dân số ở nông thôn, công nghệ thông tin Việt Nam lại phát triển. Khi tích hợp tất cả những điều này, Việt Nam sẽ đạt vị thế như kho nông sản của thế giới”, ông Bình nhận định.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống, đi lên từ nông nghiệp. Trong đại dịch hiện nay, càng thấy rõ vai trò vốn có của nông nghiệp trong việc duy trì sự sinh tồn của xã hội. Phát triển nông nghiệp là nền tảng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Đại dịch xảy ra, cũng đã chứng minh tính cấp thiết, hiệu quả và xu thế tất yếu của chuyển đổi số để phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công sẽ tăng tính cạnh trang cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế (ảnh: TL) |
Tuy nhiên, thách thức hiện nay là làm sao để nâng cao hiệu quả, nâng cao hiệu năng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Xét ở góc độ này, dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn.
Ông Dũng cho biết, chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã đề ra một số định hướng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Triển khai sáng kiến "Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số".
Ngoài ra, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.
Theo ông Dũng, mục tiêu được đặt ra là người nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Chuyển đổi số nhằm phát triển nông nghiệp số chính là một trong những chìa khoá để thực hiện thành công mục tiêu này.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chuyển đổi số đối với nông nghiệp đang là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh. Việt Nam xác định tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, điều này sẽ tạo ra bước ngoặt, tích hợp nền kinh tế tri thức, mang lại sự phát triển bền vững.
Ông Hoan xác định nông nghiệp Việt Nam đứng trước 3 thách thức là: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên, thách thức cũng là thời cơ, chúng ta chuyển đổi để hòa nhập với thế giới, đi sau cũng có dư địa lớn để phát triển. Chúng ta đang chuyển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp là chính sang kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
Số hoá từ nông dân
Chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số nông nghiệp ở Nhật Bản, PGS.TS Trần Đăng Xuân, trường đại học Hiroshima (Nhật Bản) cho biết, quốc gia này đứng trước nhiều thách thức như giảm số lượng nông dân, diện tích đất canh tác giảm. Thế nên, họ đang chú trọng phát triển kỹ thuật số để giải quyết vấn đề này. Ví như, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để tư vấn lượng nước, phân bón cho nông dân. AI, robot giúp quản lý số liệu. Nhật cũng có nhiều nghiên cứu hỗ trợ nông dân công tác kỹ thuật.
Năm 2019, một người nông dân Nhật trung bình xuất khẩu nông sản thu được 40.000 USD, trong khi Việt Nam là 1.000 USD. Người dân Việt Nam sử dụng điện thoại để giải trí thay vì các mục đích liên quan đến nông nghiệp. Nhiều nông dân e ngại cải tiến phương thức canh tác, ông cho hay.
Ngoài những chính sách thu hút đầu tư vào chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng cần phải chú trọng đào tạo người nông dân (ảnh: TL) |
Ông cho rằng, 70% sản phẩm nông sản của Việt Nam đến từ hộ nông dân sản xuất nhỏ. Thế nên, lấy hộ nông dân sản xuất nhỏ là trung tâm. Trong các vùng sản xuất nông nghiệp thông minh, có thể lấy là ĐBSCL làm trung tâm. Nông dân sản xuất nên học giao dịch trực tuyến. Chính phủ nên có chính sách tăng cường để nông dân phát triển nông nghiệp số.
Theo ông Xuân, để phát triển nông nghiệp kỹ thuật số, Việt Nam nên học từ Nhật Bản, đưa sinh viên trẻ sang Nhật Bản để thực tập. Hàng năm, có 4,5 vạn thanh niên sang Nhật bản để thực tập nhưng số lượng học về ngành nông nghiệp không nhiều.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch thường trực VIDA cũng cho rằng, để chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển đổi số cần hoàn thiện hệ sinh thái. Để hoàn thiện hệ sinh thái không thể không thể nhắc đến người nông dân. Khi đối mặt với nhiều cơ hội, thách thức, ví dụ như Covid-19 bùng phát, đòi hỏi quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh.
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp chưa đáp ứng mục tiêu phát triển doanh nghiệp .Việc ứng dụng những thành tựu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng đóng vai trò quan trọng. Để đạt được điều này cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp tác đào tạo nhân lực, tạo sự gắn kết với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và thị trường lao động.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cũng cho rằng, nước ta có 9,2 triệu hộ nông dân, chúng ta phải đưa hộ nông dân lên nền tảng điện tử, phải có tên gọi, hồ sơ, truy xuất nguồn gốc… Để thực hiện được những vấn đề trên cần phải đào tạo cho người nông dân.
Theo bà Nguyễn Minh Hằng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế (Bộ Ngoại giao), cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về nhận thức, tư duy áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, đào tạo và đào tạo lại các kỹ năng số. Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, pháp lý, chính sách kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, định hướng hoạt động trong xây dựng thương mại điện tử toàn cầu,...
Tâm An
Nỗi lo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan sau hai lần lỡ 'chuyến tàu lịch sử'
Thế giới đang không ngừng chuyển động, trong khi chúng ta đã bỏ lỡ nhiều chuyến tàu. Hôm nay chúng ta lại ở sân ga lên một đoàn tàu mới mang tên “Đoàn tàu chuyển đổi số”. Cùng nắm tay nhau đi trên chuyến tàu này để tiến xa hơn.