Năm 2018,ấtkhẩugiàydéptúixáchsắpcánđíchtỷsoi kèo atlas ngành da giày mang về kim ngạch xuất khẩu 19,5 tỷ USD. |
Tận dụng tốt FTA
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2019, xuất khẩu giày dép và túi xách, ô dù đã mang về 17,67 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, trong đó giày dép đạt 14,06 tỷ USD; túi xách đạt 3,070 tỷ USD. Với mức thực hiện khoảng 1,35 tỷ USD/tháng của giày dép, 300-350 triệu USD/tháng của túi xách và lượng đơn hàng cả năm đã ký xong, xuất khẩu ngành này cầm chắc đạt 21,7-21,8 tỷ USD trong năm 2019, vượt mục tiêu 21,5 tỷ USD đã đề ra.
Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) về kết quả sản xuất - kinh doanh ngành da giày 10 tháng qua cũng ghi nhận, xuất khẩu của ngành đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo, với việc duy trì được lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống.
“Tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ, với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada”, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận xét.
Các doanh nghiệpgiày dép, túi xách quy mô lớn, đóng góp nhiều cho xuất khẩu, đặc biệt là khối doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI), chủ yếu tập trung ở một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Quảng Nam. Trong đó, 10 tháng năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu da giày tại Bình Dương đạt mức kỷ lục, với trên 2,6 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
Bà Trương Thúy Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Liên Phát (Thị xã Dĩ An, Bình Dương) cho biết, từ đầu năm đến nay, các công ty da giày trên địa bàn tỉnh đều tiếp nhận lượng đơn hàng lớn, tăng từ 10 - 12% so với cùng kỳ năm 2018.
“Nguyên nhân là lượng đơn hàng trước đây chuyển qua Trung Quốc nay chuyển sang Việt Nam. Dự tính, những năm 2020-2021, các doanh nghiệp tiếp tục nhận thêm đơn hàng, trong đó có nhiều đơn hàng lớn, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu”, bà Liên nhận định.
Theo bà Liên, Công ty TNHH Liên Phát cũng nằm trong dòng chảy đó. Từ đầu năm đến nay, tình hình hoạt động sản xuất của Công ty ổn định, khối lượng đơn hàng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và đã có đơn hàng đến hết năm.
Tiếp tục hút nhà đầu tư nước ngoài
Phó chủ tịch Tập đoàn Nike (Mỹ), ông Chris Helzer chia sẻ, năm 2020, Tập đoàn Nike sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập cơ sở tại Việt Nam. “Việt Nam tiếp tục là thị trường quan trọng nhất của Nike trong sản xuất và xuất khẩu, khi có đến 50% sản phẩm của Nike trên toàn cầu sản xuất ở Việt Nam”.