ThS-BS Phạm Ngọc Thạch,ửtriacutetainạnthườnggặpngagraveyTếtởtrẻđội hình real madrid gặp espanyol Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng khoa Niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2) đã cảnh báo như vậy.
* Phỏng: đừng xử trí kiểu dân gian như đổ nước mắm, bôi kem đánh răng, đắp bùn đất… vì sẽ khiến bé bị nhiễm trùng nặng. Khi bé bị phỏng, hãy rửa sạch vết thương bằng nước trong vòng 10 - 15 phút, không cần băng bó, và đưa trẻ đến ngay trạm y tế gần nhất.
Để phòng ngừa, cha mẹ không nên nấu ăn hoặc đặt bình thủy dưới nền nhà. Không châm thêm dầu, cồn khi bếp đang cháy. Dây điện, công tắc điện phải thiết kế ngoài tầm với của trẻ.
* Uống nhầm hóa chất, thuốc tẩy rửa: Do nhiều gia đình thường đựng những loại nước tẩy rửa trong bình sữa tươi, chai nước khoáng đã qua sử dụng. Khi phát hiện bé uống nhầm các thứ nước độc hại này, cần nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi bao tử trẻ, bằng cách nhẹ nhàng kích thích vùng phản xạ nôn ói ở yết hầu, cổ họng. Sau đó, cho trẻ uống nước, rồi cố gắng kích thích trẻ ói thêm lần nữa. Tuy nhiên, nếu trẻ uống nhầm loại chất gây ăn mòn như acid thì không nên gây ói, dễ làm chảy máu. Tại nhà hoặc ở trạm y tế, nếu có than hoạt tính thì pha theo tỷ lệ 4/1: 4 nước, 1 than, 10g than hoạt tính cho 1kg cân nặng cho trẻ uống. Nhằm phòng những trường hợp xấu xảy ra, cha mẹ nên để những chai nước tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu lên cao. Ngoài vỏ chai nên ghi rõ tên loại nước đựng bên trong để người lớn không bị nhầm lẫn.
* Chảy máu mũi: thường xảy ra với trẻ nhỏ, do các mạch máu trong mũi rất mỏng, dễ tổn thương. Phụ huynh chỉ cần cho bé nằm yên, dùng bông gòn cầm máu là ổn. Nhưng nếu bé bị chảy máu nhiều lần trong ngày, kéo dài một - hai tuần thì rất nguy hiểm. Cần đưa trẻ đi khám để phát hiện nguyên nhân có thể do u xơ mũi hầu, rách mạch, viêm mũi…