【tỷ số & tỷ lệ】Ngân hàng đang là

Ngày 4/7,ânhàngđanglàtỷ số & tỷ lệ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) vừa triệt phá nhóm người nước ngoài câu kết với người Việt Nam dùng thẻ tín dụng giả để rút hàng tỷ đồng của các ngân hàng lớn. Cơ quan chức năng đã tạm giữ Tăng Hiếu Thiên (30 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), Đinh Văn Chính (29 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) và Nguyễn Thị Phương (26 tuổi, quê ở Thanh Hoá). Lực lượng chức năng xác định các nghi can câu kết với nhau thành lập 4 công ty kinh doanh dụng cụ phòng cháy chữa cháy và ký với các ngân hàng tại Việt Nam đặt máy POS nhằm mục đích chiếm đoạt tiền, đồng thời thuê sinh viên, người thất nghiệp đứng tên làm giám đốc. Tuy nhiên, cả 4 công ty đều không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào mà chỉ làm bình phong để sử dụng thông tin thẻ tín dụng lấy trộm được, quẹt tại những máy POS này.

Khi ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của các công ty trên, Thiên và Chính trực tiếp cùng các “giám đốc” đi rút ở các phòng giao dịch hoặc cây ATM. Sau hơn một năm dùng thủ đoạn trên, Thiên và Chính đã thực hiện hàng nghìn giao dịch chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng. Cơ quan chức năng thu 5 máy POS của các ngân hàng khác nhau, 2 máy làm thẻ tín dụng giả, 21 phôi thẻ, 45 thẻ tín dụng có chữ Trung Quốc và Việt Nam đã qua sử dụng…

Trước đó, vào cuối tháng 6, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) và Công an Hà Nội phối hợp bắt quả tang Wang Hai Cheng (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) sử dụng thẻ tín dụng giả để mua điện thoại iPhone 5S tại một cửa hàng trên phố Hàng Bài. Tại nơi Wang Hai Cheng thuê trọ, cơ quan công an thu giữ 2 máy tính xách tay, 2 máy quét từ ghi thông tin thẻ tín dụng, USB và thẻ nhớ ghi các dữ liệu thông tin thẻ tín dụng trộm cắp.

Vào ngày 18/6, Công an Hà Nội cũng bắt quả tang Feng Hai Qiang (25 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) sử dụng thẻ ATM giả rút tiền tại cây ATM thuộc quận Thanh Xuân. Kiểm tra tư trang của Feng Hai Qiang, tổ công tác phát hiện 14 chiếc thẻ giả của các ngân hàng khác nhau và 6,5 triệu đồng anh ta vừa chiếm đoạt được cùng máy dập mã số thẻ, máy phủ từ, phủ nhũ, phủ bạc lên thẻ ATM. Các thẻ tín dụng giả này bên ngoài là thẻ của ngân hàng Trung Quốc nhưng thông tin thẻ đều là tài khoản của các ngân hàng Việt Nam. Nghi can được cho là đã lấy cắp thông tin của chủ thẻ ATM là người Việt Nam để làm giả thẻ rút tiền với số lượng lớn.

Nhà chức trách cho hay từ các vụ án trên cho thấy, tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tấn công dồn dập vào hệ thống ngân hàng với nhiều thủ đoạn khác nhau rất tinh vi. Nghi can chủ yếu là người nước ngoài lợi dụng sơ hở trong quản lý xuất nhập cảnh đến Việt Nam theo đường du lịch bằng hộ chiếu thật, sau đó dùng hộ chiếu và thẻ tín dụng giả mang tên người khác để hoạt động phạm tội. Họ hoạt động có tổ chức chặt chẽ được phân chia theo nhiều công đoạn phạm tội, như nhóm hoạt động lắp đặt thiết bị sao chép dữ liệu, nhóm sử dụng thiết bị làm giả thẻ tín dụng, nhóm sử dụng thẻ giả để rút tiền... mục đích của việc phân chia các công đoạn này nhằm đối phó với sự phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng.

the-gia-4740-1404701713.jpg

Feng Hai Qiang bị Công an Hà Nội bắt khi đang dùng thẻ giả rút tiền từ máy ATM.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng hiện nay sử dụng nhiều loại máy ATM với thiết bị, công nghệ khác nhau. Những máy ATM mới trang bị đã được cài đặt phần mềm, thiết bị chống sao chép dữ liệu (anti skimming), còn những máy ATM có từ trước, đặc biệt loại máy ATM lắp xuyên tường, dễ bị sao chép lấy trộm dữ liệu. Bên cạnh đó, thực hiện Đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, toàn bộ hệ thống ATM của các ngân hàng thương mại trên toàn quốc được kết nối qua 2 hệ thống thanh toán tập trung của Banknet và Smarlink nên thẻ do một ngân hàng phát hành có thể giao dịch được ở nhiều máy ATM của các ngân hàng khác. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống cơ sở dữ liệu tiền trong tài khoản của chủ thẻ, trong đó phổ biến nhất là thủ đoạn lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền (thủ đoạn này gọi là skimming). Sau khi lấy được dữ liệu và mã số PIN, tội phạm sử dụng máy tính, phần mềm, thiết bị chuyên dụng ghi thông tin thẻ tín dụng đã trộm cắp được lên thẻ giả để rút tiền.

Điển hình là lực lượng bảo vệ của Ngân hàng Công thương phối hợp cùng Công an quận Tân Bình, TP HCM đã phát hiện và bắt giữ Song Yuan Sheng (quốc tịch Trung Quốc) cùng một người (đã bỏ trốn) đang tháo thiết bị skimming lắp tại máy ATM số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình. Quá trình điều tra Song Yuan Sheng chỉ khai nhận khi vào rút tiền thấy có thiết bị lạ lắp trên máy ATM nên đã tháo ra và bị phát hiện bắt giữ.

Thủ đoạn khác “nhắm” vào ngân hàng là họ đến Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng đã được làm giả ở nước ngoài để mua hàng hóa, chủ yếu là các thiết bị điện tử đắt tiền như iPad, iPhone, Macbook... hoặc vàng tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ ở Việt Nam. Đối với thủ đoạn này, mỗi năm, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng phát hiện, bắt giữ được hàng chục vụ, thu giữ nhiều phương tiện, thiết bị để làm thẻ giả và hàng trăm thẻ giả của nhiều ngân hàng. Điển hình như Công an quận 7 đã phát hiện, bắt 3 công dân Malaysia dùng thẻ tín dụng giả để mua 20 điện thoại đắt tiền tại Trung tâm thương mại Crescent Mall, thu hơn 50 thẻ tín dụng giả của các ngân hàng khác nhau.

Trung tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng Phòng PC50, Công an Hà Nội cho biết, một trong những khó khăn cho công tác điều tra là nhiều ngân hàng không hợp tác để vạch mặt kẻ gian vì họ sợ ảnh hưởng đến uy tín. Chính vì vậy, để phòng ngừa tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, một lãnh đạo Cục C50 (Bộ Công an) đề nghị cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh toán thẻ; các ngân hàng thương mại triển khai ngay các giải pháp kỹ thuật cài đặt phần mềm và thiết bị chống sao chép dữ liệu đối với các máy ATM; quy định chủ thẻ tín dụng khi giao dịch tại máy ATM không được đeo khẩu trang, bịt khăn che mặt, không đội mũ bảo hiểm, nếu không chấp hành, ngân hàng có thể từ chối cung cấp dịch vụ.

Ngân hàng cũng cần tăng cường công tác bảo vệ, phối hợp với lực lượng công an tuần tra, giám sát đối với các máy ATM để phát hiện, ngăn chặn tình trạng đập phá, cài thiết bị sao chép thông tin dữ liệu thẻ tín dụng; với hình thức sử dụng máy POS để quẹt thẻ, khi phát hiện máy nào quẹt nhiều lần, thực hiện nhiều giao dịch không thành công, các ngân hàng cần ngừng giao của máy để kiểm tra kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý người phạm tội.

 

Theo Công an nhân dân


 

Nguy hại từ các thiết bị công nghệ cao