Năm nay,ựlựctựcườngxydựngquhươngphttriểkeèo nhà cái cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng dồn sức chống đại dịch Covid-19 nên có thể nói các hoạt động chào mừng Quốc khánh 2-9 ít hơn, song tinh thần ngày Quốc khánh vẫn đời đời bất diệt, tinh thần xây dựng quê hương, đất nước của dân tộc vẫn hừng hực không ngừng.
Nhiều người đến nhận gạo, nhu yếu phẩm tại “ATM gạo 0 đồng” của gia đình lương y Cao Hùng Thảo.
Cụ thể nhất, sinh động nhất đó là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng bắt tay ngay vào làm theo gương Bác chủ đề toàn khóa “Tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, mà ở đó cán bộ, đảng viên và Nhân dân có nhiều hành động thực tế, phát huy hơn nữa sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống đại dịch Covid-19.
Từng người phát huy vai trò, sức mạnh của mình
Đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, từ Bắc chí Nam, toàn dân tộc đã thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc thiết tha.
Ở tuyến đầu, lực lượng y bác sĩ không ngừng chữa trị cho bệnh nhân; lực lượng vũ trang thì ngày đêm giữ gìn an ninh trật tự, chốt chặn chặt chẽ, không cho dịch lây lan; ở tuyến sau là các hoạt động phòng ngừa, khống chế dịch của các cấp, các ngành và Nhân dân; là hoạt động kết nối tặng cho nhu yếu phẩm để “không ai bị bỏ lại phía sau”, người có nhiều cho nhiều, ít cho ít, không có thì ra công chung tay góp sức đẩy lùi đại dịch…
Thật không sao kể xuể những tấm gương hết lòng cống hiến; những tấm lòng thiện nguyện bao la kết nối sẻ chia; rồi còn có nhiều gia đình xuất tiền túi để giúp bà con nghèo khó. Những hành động đẹp ấy rồi sẽ qua đi nhưng đọng lại mãi trong lòng người về tình cảm tốt đẹp “người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Mới đây, gia đình bác sĩ Cao Hùng Thảo, ở thị xã Long Mỹ, tự nguyện xây dựng “ATM gạo 0 đồng” thực hiện nhiều đợt tặng tổng cộng hơn 20 tấn gạo (mỗi hộ dân 5kg) và nhiều phần nhu yếu phẩm cho người nghèo khi đại dịch hoành hành (một phần từ vận động bên ngoài). Mong muốn của gia đình này thật bình dị đó là miễn sao giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Hơn 20 tấn gạo cho đi là không ít, bên cạnh chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa”, với vị lương y này, giúp đỡ người khó khăn còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của một cán bộ khi xã hội cần. “Bao nhiêu đó không là nhiều so với những nhà hảo tâm khác nhưng nếu điều đó tiếp tục xây dựng lòng tin của Nhân dân với Đảng, cấp ủy, chính quyền địa phương thêm chắc chắn thì cũng gọi là có ý nghĩa”, bác sĩ Cao Hùng Thảo bộc bạch.
Ở chốn xa xôi hẻo lánh bưng biền, người ta cũng bắt gặp những tấm lòng thơm thảo, chắt chiu ít quà quê gửi cho người khó khăn hơn mình trong lúc dịch họa.
Đó là chuyện ông Út, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, khi nghe người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng nhiều của dịch đã nhanh chóng thu mua mắc rẻ các loại nông sản ở Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng để chuyển đi hỗ trợ cho bà con thành phố mang tên Người.
Biết được tâm niệm của ông, nhiều hộ dân không bán mà cho để ông Út sớm chuyển đến tay người đang thiếu thốn. “Người thì cho đu đủ, người cho khóm, bông súng, ai cho gì thì mình nhận cái đó”, ông Út nói.
Tính đến nay, ông Út và bà con ở khu Lung Ngọc Hoàng tổ chức khoảng chục chuyến hàng lên Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi chuyến bình quân vận chuyển hơn 1 tấn nông sản gồm đu đủ, bông súng, bắp chuối, chuối xiêm trái và các loại rau - những chuyến hàng ắp đầy nghĩa tình đồng bào.
Còn hàng ngàn tấm lòng thiện nguyện bao la, hàng triệu phần quà đầy ắp nỗi lòng gửi gắm, hàng tỉ đồng tha thiết xoa dịu khó khăn của người dân, doanh nghiệp đã kịp thời đến những hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch này không thể kể ra cụ thể, Hậu Giang không đong đếm được hết và càng không thể ở phạm vi rộng hơn. Vật chất ấy, nếu cho là nhu yếu phẩm cũng đúng, coi đó là tình thương yêu nhau của “người trong một nước” càng không sai. Từ đó, biết bao nhiêu khó khăn của vùng dịch vơi đi, toàn dân có thêm sức mạnh, lòng tin góp phần với cả nước đẩy lùi đại dịch.
Xây dựng quê hương ấm no
Suy cho cùng, bác sĩ Thảo, ông Út và rất nhiều tấm lòng nhân hậu ấy đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo gương Bác sát với chủ đề đã đặt ra, thể hiện tinh thần chủ động yêu nước, khơi dậy sự tự lực để tự cường trong mỗi người dân, qua đó phát huy hơn nữa sức mạnh chủ nghĩa yêu nước của dân tộc.
Huyện Phụng Hiệp là địa phương có khá nhiều hoạt động ủng hộ, hỗ trợ, chia sẻ trong cộng đồng trong đợt dịch thứ 4 này. Như tặng cho, giải cứu nông sản; tặng suất cơm, bánh, nước uống; phiên chợ 0 đồng, đi chợ giùm… Người người, nhà nhà đều có đóng góp ít nhiều, tỏ rõ lòng thành với lực lượng tuyến đầu, hoàn cảnh khó khăn cùng vượt qua dịch họa…
Ông Mai Văn Tình, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện Phụng Hiệp, đánh giá: “Học và làm theo gương Bác năm nay, cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện nhà chủ động, tiên phong, sáng tạo nhiều cách làm hay. Những việc làm phòng, chống dịch có thể trước đó không có gợi ý nào nhưng rất phù hợp, thể hiện tinh thần tự giác, yêu quê hương. Đó là minh chứng sinh động trong làm theo gương Bác về bảo vệ sức khỏe toàn dân, xây dựng quê hương mà từng người là một chiến sĩ”.
Là tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ tỉnh, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, Hội LHPN tỉnh không ngừng vận động giúp đỡ, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, hội viên nghèo; chị em xây dựng nhiều mô hình, cách làm phòng, chống dịch thiết thực, hiệu quả.
Cụ thể dù chân yếu tay mềm nhưng các mẹ, các chị cũng đâu thua kém gì khi xây dựng cho mình nhiều “Gian hàng tình thương: Ai thừa thì cho - Ai thiếu thì nhận”, “Gian hàng nhân ái”, “Bếp ăn mùa Covid”, “Suất cơm nghĩa tình”; tổ chức nấu cơm, làm các loại bánh tặng cán bộ, chiến sĩ trực chốt kiểm soát dịch; thành lập các mô hình làm kính ngăn giọt bắn; tham gia trực đảm bảo an ninh, trật tự tại các điểm cách ly tập trung…
Với không ít cách làm ấy đã “góp gió” nhân lên tinh thần nhân ái, tình yêu quê hương, làm sâu đậm thêm nghĩa đồng bào, gắn chặt thêm tình cảm Nhân dân trong cơn nguy khó. Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, nhấn mạnh: “Cán bộ, hội viên nòng cốt của Hội là những nhân tố tích cực trong đợt này. Sự tự giác của chị em là điều đáng quý, từ đó mà người được giúp đỡ, hỗ trợ ấm lòng, họ có thêm nghị lực để góp phần đưa tỉnh nhà trở lại hoạt động bình thường. Các chị đã sớm làm theo gương Bác về xây dựng quê hương ấm no”.
Ông Võ Bá Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện Long Mỹ, nhìn nhận, trong và qua đại dịch này chúng ta càng thấy rõ cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân - một trong những nội dung “tự lực, tự cường” theo chuyên đề học tập và làm theo gương Bác toàn khóa. “Trong đại dịch, chúng ta có thể thấy, bất kỳ nam phụ lão ấu, các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số đều chung tay phòng, chống Covid-19. Điều đó khẳng định chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn dân để trước mắt là đẩy lùi dịch họa, sau sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa để phát triển đất nước phồn vinh”, ông Võ Bá Phúc nhấn mạnh.
76 năm xây dựng và phát triển đất nước, trong mỗi giai đoạn đều có rất nhiều những người con yêu nước, thương nòi; dù khó khăn mấy cũng có những nhân tố quật cường làm nên lịch sử… Đại dịch Covid-19 hiện nay đang là khó khăn, thử thách để dân tộc vượt qua. Hậu Giang sớm làm theo gương Bác ở ý chí tự lực, tự cường, phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân thông qua những việc làm nhỏ mà ý nghĩa, ít mà lan tỏa kết nối… từ đó dịch họa không mấy phức tạp, đời sống người dân ổn định, quê hương thanh bình. Tất cả đã góp phần vào công cuộc phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Bác Hồ hằng mong muốn…
Bài, ảnh: TRÍ THỨC