Chỉ trong thời gian ngắn từ đầu năm 2022,ìsao TriềuTiênliêntiếpthửtênlửtin nhanh bong đa Triều Tiên thực hiện 4 vụ thử tên lửa liên tiếp, với lần mới nhất diễn ra ngày 17/1, được truyền thông nước này khẳng định là tên lửa dẫn đường chiến thuật. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden lại đang dồn sự chú ý nhiều hơn vào Nga và Trung Quốc.
Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa từ đầu năm 2022. Ảnh: KCNA/Reuters |
Tờ Global News dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, các động thái của Triều Tiên thể hiện nhu cầu ngày càng cấp bách về cứu trợ từ bên ngoài, vì nền kinh tế đất nước này đang đương đầu với khó khăn lớn do chịu cấm vận và 2 năm đóng cửa biên giới ngăn chặn dịch bệnh.
Vụ thử tên lửa ngày 17/1 diễn ra sau khi giao thông vận tải đường sắt với Trung Quốc được nối lại sau một thời gian gián đoạn vì lo ngại virus lây lan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên xác nhận giao thương giữa Dandong ở Trung Quốc và Sinuiju ở Triều Tiên sẽ được duy trì trong khi vẫn đảm bảo các biện pháp kiểm soát Covid-19.
Theo giới quan sát, có thể Triều Tiên sẽ tiếp tục "khoe" vũ khí trong những tuần tới đây nhưng nước này sẽ giữ mọi thứ tương đối im ắng trước khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh khai mạc vào ngày 4/2. Chính quyền Kim Jong Un sẽ cho phóng các tên lửa tầm ngắn thay vì thử các hệ thống mạnh hơn.
Tuy nhiên, quốc gia châu Á có thể sẽ gia tăng đáng kể hoạt động này sau khi đại hội thể thao ở Trung Quốc kết thúc. Du Hyeogn Cha, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul, dự đoán Bình Nhưỡng có thể sẽ nối lại thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và hạt nhân.
Chính quyền Kim Jong Un đã dừng thử nghiệm ICBM và hạt nhân năm 2018 trong khi đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó. Tuy nhiên, ngoại giao vẫn không giúp hai bên tiến thêm bước nào kể từ hội nghị thượng đỉnh lần 2 năm 2019, khi Washington từ chối yêu sách của Bình Nhưỡng là giảm nhẹ cấm vận để đổi lấy việc Triều Tiên từ bỏ một phần năng lực hạt nhân.
Những tháng gần đây, Triều Tiên lại tăng cường các vụ thử tên lửa tầm ngắn, vốn được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực. Ban lãnh đạo Triều Tiên có thể nghĩ rằng họ cần thực hiện các vụ thử vũ khí nhằm khiến chính quyền Biden chú ý, vì Washington tuy để ngỏ đàm phán với Bình Nhưỡng nhưng không tỏ ra sẵn sàng nới lỏng cấm vận trừ khi ông Kim Jong Un có những bước đi thực sự từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Hiện chưa rõ liệu các vụ thử ICBM hay hạt nhân của Triều Tiên có khiến Mỹ phải nhượng bộ hay không. Tuy nhiên, theo chuyên gia Cha, khả năng cao là Washington lại tiếp tục tung đòn cấm vận và gia tăng sức ép về quân sự, đồng thời có thể nối lại các cuộc tập trận lớn với Hàn Quốc.
Đọc bình luận quốc tế trên VietNamNet
Thanh Hảo
Triều Tiên công bố chi tiết tên lửa mới thử
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) xác nhận nước này đã phóng tên lửa dẫn đường chiến thuật vào ngày 17/1.