Trả lời câu hỏi của Công ty TNHH Logistics Shibusawa Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá về quy định mức phần trăm áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu đối với hoạt động giao nhận hàng hoá; việc thực hiện báo cáo các phụ lục trong hồ sơ xác định giá giao dịch,ụcThuếTPHCMGiảiđápvướngmắcchoDNvềgiaodịchliênkếket qua vong loai wc đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết: căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ, người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết, giao dịch liên kết và cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, ngoại trừ các trường hợp được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định này.
Trường hợp công ty thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, thuộc lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa (lĩnh vực không có quy định về áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu) thì công ty có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết, giao dịch liên kết và cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
Công ty TNHH Hưởng Thanh Bình nêu thắc mắc về việc có được vốn hoá các khoản vay ngân hàng và cá nhân để đầu tư xây dựng nhà xưởng; phần lãi vay cá nhân là người nhà cổ đông có bị giới hạn không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước hay được đưa tất cả lãi vay vào giá trị tài sản; trường hợp Công ty vay cá nhân có thuộc vào trường hợp quy định bởi Nghị định 20/2017/NĐ/CP về hạch toán lãi vay của các bên liên kết; cá nhân vay nếu không thuộc vào trường hợp các bên liên kết thì có bị khống chế lãi suất không vượt quá 20%/năm và không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Ông Nguyễn Thế Anh, trưởng Phòng thanh tra giá chuyển nhượng, Cục Thuế TP.HCM giải đáp cho biết, toàn bộ phần lãi vay để đầu tư xây dựng nhà xưởng của DN đều được vốn hoá vào giá trị tài sản, riêng phần lãi vay cá nhân thì bị khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các khoản vay cá nhân, nếu không có giao dịch liên kết thì không bị khống chế mức lãi suất tối đa 20%/năm, còn nếu có giao dịch liên kết thì sẽ bị khống chế tất cả các khoản chi phí lãi vay chứ không riêng khoản vay nào. Tuy nhiên, trong trường hợp DN lỗ thì không khống chế, tất cả các chi phí lãi vay đều được loại bỏ khỏi chi phí của DN.
Theo thắc mắc của Ngân hàng TMCP Á Châu: Điều 5, Nghị định 20/NĐ/CP về các bên có giao dịch liên kết khi “Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất cứ hình thức nào (bao gồm các khoản vay từ bên thứ 3 được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện các khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay”. Quy định này có áp dụng cho các tổ chức tín dụng không vì ngành nghề chính của tổ chức tín dụng là cho vay là lượng khách hàng cho vay rất lớn. Theo ông Nguyễn Thế Anh, không loại trừ khả năng các DN có giao dịch liên kết. Tuy nhiên DN có giao dịch liên kết không có nghĩa là DN có chuyển giá, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau vì trên thực tế có những DN có giao dịch liên kết nhưng không chuyển giá và có DN không có giao dịch liên kết lại vẫn chuyển giá.
Liên quan đến việc quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, ông Nguyễn Thế Anh cho biết, việc áp dụng các quy định về thuế đối với DN có giao dịch liên kết đang gặp khó khăn do Thông tư 41/2017/TT/BTC ngày 28/4/2017 đươc áp dụng từ ngày 1/5/2017 gây vướng mắc cho các DN có niên độ tài chính khác năm dương lịch 2017. Ngoài ra, do chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên các DN còn gặp nhiều lúng túng. Hiện Cục Thuế TP.HCM đã có báo cáo vướng mắc gửi Bộ Tài chính, tuy nhiên vẫn chưa được trả lời. Do vậy, tạm thời các DN kê khai trước thời điểm 1/5/2017 vẫn áp dụng theo Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22 /4/ 2010 của Bộ Tài chính còn các DN kê khai từ ngày 1/5/2017 trở đi thì áp dụng theo quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, giao dịch liên kết và việc xác định giá giao dịch liên kết là vấn đề khá phức tạp. Hiện nay các nguyên tắc chung về giao dịch liên kết đã được quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP và và Thông tư 41/2017/TT-BTC. Ngoài ra, còn có nhiều chính sách hạn chế phát sinh tiêu cực từ việc tránh thuế của các DN có giao dịch liên kết.
Theo ông Nguyễn Nam Bình việc chuyển giá của các DN có giao dịch liên kết là khá phổ biến tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, việc chuyển giá không chỉ xảy ra tại các DN FDI mà ngay cả các DN trong nước cũng có hoạt động chuyển giá để tối thiểu nghĩa vụ về thuế.