【kết quả trận lahti】Việt Nam sắp bước vào thời kỳ bùng nổ đầu tư hạ tầng
Đây là ý kiến của TS Huỳnh Thế Du,ệtNamsắpbướcvàothờikỳbùngnổđầutưhạtầkết quả trận lahti Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright khi phân tích về nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong những năm tới.
Tỷ lệ vốn cho giao thông ở mức cao so với các nước
Theo TS Huỳnh Thế Du, trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã dành một nguồn vốn rất lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất chính là tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải và lãng phí, một số nguồn vốn rất đắt đỏ. Hậu quả là hệ thống giao thông của Việt Nam đang lạc hậu và chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia bước vào ngưỡng 3.000 USD/người sẽ là lúc bùng nổ về đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và Việt Nam đang chuẩn bị bước vào ngưỡng này.
So với xu hướng chung trên thế giới, tỷ lệ vốn dành cho giao thông so với GDP của Việt Nam đang ở một mức rất cao. Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trung bình của các nước trên thế giới chỉ ở mức trên dưới 2% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Việt Nam trong khoảng 20 năm qua ở mức bình quân 4,6%, cao gấp hơn hai lần.
Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm đáng kể trong mấy năm gần đây do chính sách thắt chặt chi tiêu, xuống còn khoảng 3% GDP. Điều tích cực là mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giảm, nhưng số lượng hạ tầng giao thông được xây dựng hoàn thiện, nhất là các loại hạ tầng giao thông thiết yếu như đường cao tốc đã gia tăng đáng kể. Hơn thế, yếu tố hiệu quả đã được chú trọng hơn một cách đáng kể. Việc rà soát và quản lý chặt chi phí đầu tư của các công trình giao thông trong thời gian qua của ngành giao thông đã đem lại những kết quả hết sức tích cực. Ví dụ, việc rà soát để có thể tiết giảm được 24.000 tỷ đồng mỗi năm hay hơn 20% nguồn vốn đầu tư dành cho giao thông là một con số rất đáng kể.
Những nỗ lực trong việc phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm và hạn chế lãng phí đã đem lại những kết quả hết sức tích cực.
Với tỷ lệ đầu tư giao thông so với GDP cao và tổng mức đầu tư toàn xã hội so với GDP cũng ở mức cao so với các nước trong khu vực, khả năng gia tăng nguồn vốn dành cho giao thông so với GDP của Việt Nam trong thời gian tới là không cao.
Ngân sách nhà nước là chủ đạo để đầu tư giao thông
Về cơ cấu nguồn vốn cho hạ tầng giao thông, chuyên gia Huỳnh Thế Du cho biết mỗi quốc gia đều có những cách thức huy động nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các quốc gia đã xây dựng được hệ thống hạ tầng giao thông thành công chính là NSNN.
Đơn cử như hệ thống đường cao tốc Mỹ được biết đến như một kỳ quan thứ tám của nhân loại. Nguồn tài trợ chính cho dự án này là chính là thuế nhiên liệu, chiếm khoảng 18% giá nhiên liệu ở Mỹ. Tương tự là các nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan cũng xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông của mình từ ngân sách chung. Việc giảm thiểu tham nhũng, sử dụng vốn ngân sách hiệu quả đã giúp nhiều nền kinh tế có hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốt.
Ở mô hình khác, một số thành phố Đông Nam Á mà điển hình là Bangkok, Manila và Jakarta… đã và đang dựa vào vốn ODA hoặc mô hình hợp tác công tư. Kết quả là không nơi nào có được một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Điển hình nhất là Jakarta, kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm của họ đã có từ thập niên 1980, nhưng kế hoạch liên tục bị thay đổi và đến nay vẫn chỉ là kết hoạch.
Về nguồn vốn ODA, mục tiêu ban đầu đặt ra là rất tốt, mang tính nhân văn. Nhưng trên thực tế, đây là một nguồn vốn rất đắt và chịu nhiều ràng buộc cũng như điều kiện của các nước tài trợ.
Tăng thuế xăng dầu để đầu tư cơ sở hạ tầng
Để có nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng, cho dù huy động bằng cách nào đi nữa thì cũng phải là đóng góp hay trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam. Tuy vậy, một đề xuất tăng thuế sử dụng xăng dầu và dành nguồn vốn này để đầu tư cơ sở hạ tầng có khả năng gặp phản ứng rất lớn từ công chúng. Nhưng trên thực tế, giá xăng dầu ở Việt Nam hiện tại vẫn đang thấp so với bình quân chung của thế giới (Theo thống kê của Global Petrol Prices, giá xăng ngày 29/6/2015 bình quân của thế giới là 1,12 USD/lít và của Việt Nam là 0,98 USD).
Các nghiên cứu về kinh tế giao thông chỉ ra rằng, giá xăng dầu ở mức hiệu quả (loại được các tác dụng tiêu cực do việc sử dụng xăng dầu gây ra) phải ở mức gấp đôi so với mức bình quân toàn cầu hiện nay. Hiện tại, Na Uy là nước tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy là quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới, nhưng giá xăng ở nước này lại đắt nhất thế giới (2,02 USD/lít).
“Do vậy, đối với Việt Nam cách thức hiệu quả hơn cả cho việc tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hiện nay là tăng thuế sử dụng xăng dầu”, TS Huỳnh Thế Du nhận định.
H.Y