【bóng đá cúp liên đoàn】Sẽ điều chuyển vốn cho đơn vị khác nếu không có khả năng giải ngân

se dieu chuyen von cho don vi khac neu khong co kha nang giai ngan

Các bộ,ẽđiềuchuyểnvốnchođơnvịkhácnếukhôngcókhảnănggiảingâbóng đá cúp liên đoàn ngành, địa phương giải ngân thấp sẽ phải có cam kết về khả năng giải ngân của mình trong 6 tháng cuối năm. Ảnh: internet.

Theo đó, cơ quan này đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các các thủ tục về phê duyệt thiết kế, dự toán, thủ tục đấu thầu đối với các dự án hoặc hạng mục mới. Đối với các dự án phải điều chỉnh dự án đầu tư đề nghị kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để sớm hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án.

Đối với các bộ, ngành, địa phương có vướng mắc trong việc sáp nhập, tổ chức lại các ban quản lý dự án hoặc có vướng mắc trong triển khai công tác ký hợp đồng ủy thác đối với ban quản lý dự án, đề nghị có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể.

Các bộ, ngành, địa phương đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu ngay khi có khối lượng hoàn thành để hoàn thiện thủ tục và ra thanh toán vốn tại cơ quan thanh toán.

Các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng cần phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ hoàn công, thực hiện các thủ tục thanh toán tiền bảo hành công trình và hoàn thành thủ tục quyết toán dự án để làm cơ sở giải ngân số vốn cho các nhà thầu theo quy định.

Với dự án sắp hoàn thành, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục nghiệm thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thanh toán cho các nhà thầu.

Bên cạnh đó, đôn đốc các chủ đầu tư phối hợp với địa phương, tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để quyết liệt xử lý kịp thời các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án nhằm đảm bảo tiến độ bàn giao giải phóng mặt bằng để thi công xây dựng.

Riêng đối với vốn nước ngoài, đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, không bố trí vốn cho các dự án Hiệp định đã hết hiệu lực.

“Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các chủ đầu tư thực hiện rà soát, đánh giá khả năng giải ngân kế hoạch vốn năm 2018 của các dự án không có nhu cầu và khả năng giải ngân kế hoạch vốn năm do có khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng…. Trên cơ sở đó, chủ động điều chuyển hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn sang các dự án khác thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn có nhu cầu, có tiến độ giải ngân tốt, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Trường hợp không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn phải sớm báo cáo cấp có thẩm quyền để có kế hoạch điều chuyển sang các bộ, ngành trung ương và địa phương khác đang có nhu cầu” - kiến nghị của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Người đứng đầu các bộ, ngành trung ương địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp phải báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ nguyên nhân của việc chậm giải ngân kế hoạch vốn; đề xuất giải pháp và kiến nghị; đồng thời có cam kết cụ thể về việc giải ngân hết kế hoạch vốn.

Cơ quan chủ trì tổng hợp là Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện công khai tình hình thanh toán vốn đối với các bộ, ngành trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thấp.