Nhiều giải pháp để hoàn thành dự toán thu từ xuất nhập khẩu Thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi khai,ợiíchlớncủađiệntửhóathungânsáchtừhoạtđộngxuấtnhậpkhẩgiao hữu quốc tế u21 nộp chứng từ Hải quan thí điểm điện tử hóa quản lý vận chuyển than nhập khẩu qua cửa khẩu La Lay |
Hơn 99% số thu của ngành Hải quan được điện tử hóa. Ảnh: TL |
Từ ngày 1/4/2019, Tổng cục Hải quan đã chính thức triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Hình thức thanh toán này đã góp phần để hoạt động thương mại được minh bạch, đồng thời đơn giản thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Đến nay, trên 99% số thu ngân sách của ngành Hải quan đã được thực hiện bằng phương thức điện tử. Chính xác, nhanh chóng và minh bạch cho cả người nộp thuế, đơn vị nộp thuế, các ngân hàng thương mại và cả cơ quan quản lý.
Ông Trịnh Mạc Linh |
Ông Phạm Văn Dậu - Giám đốc Nhà máy Công ty CP Nhựa châu Âu cho biết, là một doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu và gia công nguyên phụ liệu cho ngành nhựa, mỗi năm, riêng số thuế XNK doanh nghiệp phải nộp lên tới 150 tỷ đồng.
Nếu nộp bằng phương thức như trước đây thì doanh nghiệp phải bố trí cả một đội nhân sự để lo việc nộp thuế. Nhưng với việc nộp thuế trực tuyến, đã giúp cho doanh nghiệp giản tiện nhiều chi phí và cả nhân lực.
Ở góc độ ngân hàng phối hợp thu, bà Vũ Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Vietcombank chi nhánh Hà Nam cho hay, người dân, doanh nghiệp sẽ trực tiếp lên cổng thông tin của ngành Hải quan để thanh toán các đơn hàng XNK của họ. Từ đó hệ thống ngân hàng cũng tiết kiệm được nhân lực, thời gian xử lý trực tiếp với khách hàng tại quầy của mình.
Rõ ràng, việc thu thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực và tỷ lệ trên 99% số thu của ngành Hải quan đã được số hóa là cơ sở, bằng chứng thuyết phục.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, vẫn còn một lượng nhỏ thanh toán bằng tiền mặt, chiếm chưa đến 1% số thu ngân sách của ngành Hải quan. Đây là các khoản thu của cá nhân, hộ gia đình khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nộp tiền bằng tiền mặt, hoặc một số đơn vị nộp tiền mặt tại ngân hàng, chưa sử dụng hình thức thanh toán hiện đại.
Dù tỷ lệ này không phải là lớn, nhưng hiện ngành Hải quan vẫn nỗ lực hướng tới mục tiêu để 100% số thu của ngành sẽ được thực hiện qua phương thức điện tử. Đó là nguyên do Đề án Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra đời.
Quy trình thu thuế theo Đề án “Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa XNK qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” sẽ gồm 6 bước. Người nộp thuế lập chứng từ nộp trên hệ thống trung gian thanh toán. Tổ chức trung gian thanh toán gửi và phản hồi thông tin thanh toán đến hệ thống hải quan. Tổ chức trung gian thanh toán chuyển thông tin nộp tiền đến ngân hàng bảo lãnh - trung gian thanh toán.
Việc điện tử hóa điện tử hóa công tác thu ngân sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics. Ảnh: TL |
Sau đó, ngân hàng bảo lãnh - trung gian thanh toán chuyển thông tin nộp tiền đến cơ quan Hải quan. Đồng thời chuyển thông tin thu đến Kho bạc Nhà nước. Ngân hàng bảo lãnh - trung gian thanh toán phản hồi đến tổ chức trung gian thanh toán thông tin đã được gửi đến cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan kiểm tra thông tin, hạch toán trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ về thuế của người nộp thuế và thông quan, giải phóng hàng. Cuối cùng, Kho bạc Nhà nước gửi bảng kê nộp tiền vào ngân sách cho cơ quan hải quan cập nhật vào hệ thống, hạch toán thu với ngân sách.
Với Đề án này, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần đáp ứng các tiêu chí như được Ngân hàng Nhà nước xác nhận là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngân hàng phối hợp thu cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước được chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo kết nối với hệ thống thanh toán điện tử hải quan.
Về pháp lý, hiện nay tại Thông tư 184/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh chưa quy định đối tượng áp dụng là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Do đó, để đẩy nhanh việc triển khai thí điểm dịch vụ này, hiện nay, Tổng cục Hải quan đang xây dựng dự thảo thông tư trình Bộ Tài chính bổ sung đối tượng áp dụng.
Không chỉ vậy, về tổng thể, theo ông Nông Phi Quảng - Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), ngành Hải quan đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện về thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, chuyển đổi số, nghiệp vụ hải quan.
"Đối với lĩnh vực quản lý thuế, chúng tôi sẽ tái thiết kế quy trình quản lý thuế theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ với quy trình thủ tục hải quan từ khâu thu, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế… đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động quản lý thuế, triển khai mô hình hải quan số với mức độ tự động hóa cao" - ông Quảng cho hay.
Ông Nông Phi Quảng cũng cho biết, Tổng cục Hải quan đang tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý mở rộng thêm các hình thức thanh toán khác cho người nộp thuế, giúp thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ đạt hiệu quả./.