【bảng xếp hạng giải vô địch nauy】Hưởng lợi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Các doanh nghiệp sản xuất,ưởnglợitừchínhsáchgiảmlệphítrướcbạôtôlắpráptrongnướbảng xếp hạng giải vô địch nauy lắp ráp ô tô tại Việt Nam tiếp tục nhận được "phao cứu sinh" trong bối cảnh thị trường ô tô đang trải qua giai đoạn đầy khó khăn. Theo đó, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 41/2023/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo nội dung Nghị định 41/2023/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 1/7 (thời điểm Nghị định 41/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực) mức thu lệ phí trước bạ đối với các loại ô tô, rơ-mooc, sơmi rơ-mooc và các loại xe tương tự ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ giảm xuống bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2015/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương.
Trước đó, UBND các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước với lý do doanh số thị trường ô tô sụt giảm mạnh.
Sau đó, Hiệp hội Các nhà nhập khẩu ô tô Việt Nam (VIVA) cũng gửi đơn lên Quốc hội Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ về kiến nghị đề xuất ưu đãi lệ phí trước bạ đối với dòng ô tô nhập khẩu.
Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán xe toàn thị trường ba tháng đầu năm giảm đáng kể. Cụ thể, thời gian qua, thị trường ô tô giảm đến 34% so với cùng kỳ và giảm 38% đối với các loại ô tô du lịch dưới 9 chỗ. Các chương trình khuyến mãi từ các hãng, đại lý liên tục đưa ra để kích cầu tiêu dùng nhưng hiệu quả đem lại cũng không như mong muốn.
Cũng với đề xuất này, Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô trong nước đang phải đối mặt với thực tế tồn kho ở mức khá cao. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc tiếp cận vốn, lãi suất tăng cao, tỷ giá và lạm phát… cũng gây áp lực tới doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đại diện Bộ Công thương cho biết, các doanh nghiệp sản xuất ô tô cùng Hiệp hội VAMA và một số địa phương có nhà máy sản xuất ô tô đã có kiến nghị lên Bộ Công Thương, Bộ đã báo cáo với Chính phủ xem xét đề nghị giảm thuế, phí trước bạ, đồng thời xem xét gia hạn, chậm nộp với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Thời điểm hiện tại, Chính phủ đang giao cho Bộ Tài chính xem xét kiến nghị Bộ Công Thương đưa ra.
Cũng theo Bộ Công thương, theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, quan điểm của Bộ Công Thương rất ủng hộ giảm 50% phí trước bạ trong năm 2023. Tuy nhiên, thẩm quyền sẽ do Chính phủ sẽ xem xét, phê duyệt.
Tác động tích cực với người tiêu dùng, nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Theo Bộ Tài chính, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và kinh tế xã hội.
Việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã góp phần hỗ trợ tài chính cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, từ đó kích thích nhu cầu, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp mua sắm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
Qua đó, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ được lượng ô tô tồn kho kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Đồng thời, thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô trong nước đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp xe mới đưa vào thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, hướng tới mục tiêu xuất khẩu sang khu vực ASEAN.
Cụ thể, trong thời gian thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ theo Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 (thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2020), số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu là 209.584 xe, bình quân 34.930 xe/tháng, tăng gấp 2,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2020 (số lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 102.924 xe, bình quân 17.574 xe/tháng).
Trong thời gian thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 (thực hiện từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022), số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu là 398.177 xe.
Trong đó, số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trong tháng 12/2021 là 103.722 xe, tăng 2,67 lần so với tháng 11/2021; số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2022 là 294.455 xe, tăng từ 1,2 đến 2 lần so với các tháng cùng kỳ năm 2021 và chiếm gần 50% tổng số xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký năm 2022.
Thực tế triển khai thực hiện cho thấy, do việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ nên số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp đăng ký tăng, theo đó số thu lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng tăng lên so với cùng kỳ.
Cụ thể: Số thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020 tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020; và trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm khoảng 780 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021.
Tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt 25.167 tỷ đồng, tăng khoảng 12.496 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020 (tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 12.671 tỷ đồng).
Tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 22.506 tỷ đồng, tăng khoảng 6.287 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021 (tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 16.219 tỷ đồng).
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài chính, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) đối với lệ phí trước bạ có thể giảm khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng.
Anh Phương và nhóm PV, BTV