【lịch bóng đá syria】Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ QH của Viện trưởng VKSND tối cao
Kính gửi: Quốc hội
1. Tình hình tội phạm,áocáotổngkếtcôngtácnhiệmkỳQHcủaViệntrưởngVKSNDtốlịch bóng đá syria tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, số vụ án hình sự đã khởi tố tăng so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, đã khởi tố nhiều vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm về tham nhũng, chức vụ được khởi tố tuy có giảm nhưng có nhiều vụ án gây thiệt hại đặc biệt lớn và nhiều bị can từng giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước. Tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là các hành vi lừa đảo, tổ chức đánh bạc qua mạng internet tăng. Tội phạm về ma túy tăng nhiều nhất, số vụ án có tính chất, quy mô lớn được phát hiện ngày càng nhiều. Các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại và khiếu kiện hành chính tiếp tục tăng, nhiều vụ khiếu kiện hành chính phức tạp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí. Ảnh: Phương Nguyên |
Ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố 375.884 vụ án hình sự, tăng 1,2%; kiểm sát việc giải quyết 1.713.874 vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, tăng 22,5% và 33.011 vụ án hành chính, tăng 10,1%.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Viện trưởng VKSND tối cao quán triệt toàn Ngành phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”; đồng thời, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong các lĩnh vực công tác, cụ thể như sau:
Một là, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Trong nhiệm kỳ, toàn ngành Kiểm sát đã tập trung tổ chức thi hành các đạo luật về tư pháp mới được ban hành. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều áp lực đặt ra đối với ngành Kiểm sát, như: yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm tăng thêm rất nhiều; yêu cầu Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia, thực hiện nhiều hoạt động tố tụng so với trước đó nhằm phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm; chế tài xử lý trách nhiệm rất nghiêm đối với Kiểm sát viên trong việc để xảy ra các trường hợp oan, sai theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước và quy định kỷ luật của Đảng; trong bối cảnh ngành Kiểm sát đang thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị.
Trước những áp lực nêu trên, Viện trưởng VKSND tối cao đã yêu cầu đổi mới nhiều khâu, lĩnh vực công tác và trước hết là đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Hằng năm, Viện trưởng VKSND tối cao đều sớm ban hành Chỉ thị công tác, trong đó xác định và yêu cầu phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, những biện pháp cụ thể ở từng khâu, lĩnh vực công tác. Trong nhiệm kỳ đã ban hành 28 chỉ thị chuyên đề để chỉ đạo thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương của Đảng, yêu cầu của Quốc hội và kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trong Ngành. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong toàn Ngành, gắn xây dựng Đảng với xây dựng Ngành, phát huy tính gương mẫu, trách nhiệm của người Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Chỉ đạo và yêu cầu các Kiểm sát viên thực hiện nghiêm lời Bác Hồ dạy cán bộ Kiểm sát phải Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn, trong đó: Công minh, chính trực là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; Khách quan, thận trọng là phương pháp công tác để không để oan sai, không để lọt tội phạm, truy tố đúng người, đúng tội; Khiêm tốn là tác phong, lề lối làm việc để có sức thuyết phục, tính nhân văn trong xử lý công việc.
Hai là, coi trọng công tác cán bộ, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ
Từ đầu nhiệm kỳ, Ban Cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác cán bộ. Chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là lãnh đạo cấp chiến lược của Ngành theo phương châm “động và mở”. Đồng thời, chú trọng luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ từ VKSND tối cao về địa phương và ngược lại nhằm đào tạo nguồn cán bộ cho Viện kiểm sát các cấp. Ban hành nghị quyết chọn cán bộ trong nguồn quy hoạch cán bộ chiến lược để bố trí tại một số vị trí, lĩnh vực công tác trọng yếu của Ngành và các địa bàn trọng điểm nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách (trong nhiệm kỳ, đã đề nghị và được Chủ tịch nước bổ nhiệm 06 Phó Viện trưởng VKSND tối cao). Với chủ trương mạnh dạn phân công giao việc để thử thách cán bộ, qua đó phát hiện được những nhân tố mới; đồng thời thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác để tạo môi trường mới, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ và chủ động phòng ngừa sự trì trệ, tiêu cực, nhất là những vị trí nhạy cảm, những khâu, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Yêu cầu người đứng đầu Viện kiểm sát các cấp phải thực sự “công bằng, trách nhiệm, gương mẫu”; cấp dưới phải “trung thực, tận tụy, trách nhiệm” trong công việc. Thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đồng thời tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, cải tiến nâng chất lượng các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp. Trong nhiệm kỳ, toàn Ngành đã giảm 171 đơn vị cấp phòng, sắp xếp bố trí hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ ở Viện kiểm sát các cấp; kiện toàn các đơn vị thanh tra ở 63 Viện kiểm sát cấp tỉnh và thanh tra VKSND tối cao; đồng thời, tinh giản 1.032 biên chế theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.
Ba là, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp trong công tác nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm
Viện trưởng VKSND tối cao xác định chống oan, sai và chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của các đơn vị nghiệp vụ. Theo đó, trong các chỉ thị công tác hằng năm và các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao đều quán triệt, chỉ đạo toàn Ngành thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp cụ thể, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Tập trung chỉ đạo tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết các vụ án ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra; thực hiện nhiều biện pháp như đào tạo, tập huấn, chọn và phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND tối cao, Ban Nội chính Trung ương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo; tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án. Yêu cầu khẩn trương bồi thường, khắc phục hậu quả đối với các trường hợp bị oan thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao để hoạt động hiệu quả và thực sự là công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực tư pháp, góp phần xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh.
Đối với khâu công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, Viện trưởng VKSND tối cao đã chỉ đạo toàn Ngành coi đây là nhiệm vụ quan trọng, là khâu công tác đột phá của Viện kiểm sát các cấp nhằm giải quyết những bức xúc của xã hội trong lĩnh vực này. Theo đó, Viện trưởng đã ban hành 06 chỉ thị chỉ đạo sâu sát, cụ thể nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến thực chất; yêu cầu Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp huyện phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác này; điều chỉnh, bổ sung biên chế, đổi mới công tác đào tạo, tăng cường tập huấn, hướng dẫn áp dụng pháp luật. Chỉ đạo quyết liệt việc giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xây dựng, hướng dẫn thi hành luật
Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị về tăng cường triển khai thi hành các đạo luật về tư pháp trong toàn Ngành; thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; tham gia tích cực với trách nhiệm cao trong xây dựng các dự án luật, như: sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp,... Đồng thời, chủ động triển khai thi hành các đạo luật về tư pháp, nhất là các đạo luật liên quan trực tiếp công tác của VKSND. Theo đó, VKSND tối cao đã tham mưu ban hành: 01 Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; 02 thông tư thi hành Luật Tổ chức VKSND năm 2014; 13 thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành pháp luật. VKSND tối cao cũng đã chủ động sửa đổi, ban hành gần 60 quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm thi hành thống nhất các quy định pháp luật trong toàn Ngành. Ngành Kiểm sát đã thực hiện nghiêm việc sơ kết thi hành luật, tổng kết thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp; tổ chức tổng kết lý luận và thực tiễn 60 năm ra đời và phát triển của VKSND, thông qua đó, kiến nghị với Đảng, Quốc hội nhiều vấn đề quan trọng và cần thiết trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Năm là, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật và các điều kiện để bảo đảm hoạt động của Ngành
Viện trưởng VKSND tối cao thường xuyên quán triệt, chỉ đạo tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong toàn Ngành, coi đây là biện pháp quan trọng để xây dựng ngành Kiểm sát có đủ uy tín và có sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội giao. Tập trung kiện toàn hệ thống thanh tra của Ngành; đổi mới phương pháp, nội dung công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất những khâu công tác, những đơn vị còn hạn chế, yếu kém; yêu cầu người đứng đầu các cấp kiểm sát phải chỉ đạo công tác tự kiểm tra và chịu trách nhiệm kết quả báo cáo nhằm tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ Ngành.
Tăng cường các hoạt động đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương với Viện kiểm sát, Viện công tố các nước trên thế giới, các cơ quan tư pháp, các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh đàm phán, ký nhiều hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; chú trọng hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng và phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, điều tra tội phạm kỹ thuật số. Đảm bảo hoạt động đối ngoại thực chất, hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị và nghiệp vụ của Ngành.
Coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng công tác của Ngành trong tình hình mới, luôn quan tâm tăng cường nguồn lực cho khâu công tác này; từng bước cải thiện trụ sở, điều kiện làm việc của VKSND các cấp, đã đưa vào sử dụng nhiều trụ sở mới, trong đó có Trụ sở của VKSND tối cao; quản lý, sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với Ngành.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND; đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng bộ phim “Sinh tử”, qua đó tuyên truyền về ngành Kiểm sát và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay. Thực hiện tốt quan hệ công tác với cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan tố tụng và cơ quan hữu quan, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
3. Kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ
Trong nhiệm kỳ qua, Viện trưởng VKSND tối cao đã chỉ đạo toàn Ngành quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, các yêu cầu của Đảng, Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; nỗ lực triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp, tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt công tác, nhất là nhiệm vụ phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm. Năm 2020, mặc dù Covid-19 và bão lũ nhưng ngành Kiểm sát vẫn đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu công tác. Trong nhiệm kỳ, các chỉ tiêu nghiệp vụ quan trọng do Quốc hội giao hầu hết đều đạt và vượt, các khâu, các nhiệm vụ công tác đều có chuyển biến tích cực, năm sau tốt hơn năm trước. Cụ thể:
Một là, chất lượng công tác giải quyết án hình sự tiếp tục được nâng lên, hạn chế đáng kể các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm so với nhiệm kỳ trước
Trong nhiệm kỳ, toàn Ngành đã kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết 561.174 nguồn tin về tội phạm; qua kiểm sát đã ban hành hơn 220.000 văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm; đồng thời, trực tiếp kiểm sát gần 4.900 cuộc tại Cơ quan điều tra;… Đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hơn 3.000 vụ án, tăng 64%; Viện kiểm sát đã ra quyết định hủy hơn 700 quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố vụ án thiếu căn cứ pháp luật và trực tiếp quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra gần 150 vụ án, tăng 07%;...
Viện kiểm sát các cấp thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ 326.795 người; đã trực tiếp lấy lời khai đối với hơn 223.000 người nhằm bảo đảm việc ra các quyết định phê chuẩn có đầy đủ cơ sở, căn cứ pháp lý. Đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 418.540 vụ/603.111 bị can; trong quá trình kiểm sát, đã ban hành hơn 300.000 yêu cầu điều tra, tăng gần 70%, trực tiếp hỏi cung gần 200.000 bị can,... Đã quyết định không phê chuẩn hàng nghìn lệnh, quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cụ thể gồm: 600 lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tăng gần 20%; 800 quyết định gia hạn tạm giữ, tăng gần 70%; 1.300 lệnh tạm giam, tăng gần 40%; 1.100 lệnh bắt bị can để tạm giam, tăng gần 50%;. Mặt khác, Viện kiểm sát đã trực tiếp ra quyết định hủy bỏ gần 3.000 quyết định tạm giữ và yêu cầu CQĐT bắt tạm giam hơn 300 bị can theo đúng các quy định của pháp luật;...
Thông qua công tác kiểm sát, ngành Kiểm sát đã góp phần hạn chế các trường hợp khởi tố oan và bỏ lọt tội phạm; bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam có đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật, hạn chế việc lạm dụng biện pháp tạm giam; chất lượng điều tra, truy tố được nâng lên, vi phạm tố tụng và các trường hợp oan, sai giảm dần, kết quả công tác đạt và vượt các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 96 của Quốc hội. Cụ thể: tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ sau đó chuyển xử lý hình sự đạt cao (98%); tỷ lệ số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng giảm (tỷ lệ Viện kiểm sát trả hồ sơ giảm 0,05%, Tòa án trả hồ sơ giảm 1,22%); số vụ án Viện kiểm sát truy tố đúng thời hạn đạt tỷ lệ 99,9%, vượt 9,9% và số bị can VKS truy tố đúng tội danh đạt tỷ lệ 99,9% vượt 4,9% chỉ tiêu của Nghị quyết 96. Những trường hợp bị khởi tố, điều tra oan chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giảm dần theo từng nămvà giảm 52,7% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Để nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa và phục vụ công tác lưu trữ, tra cứu hồ sơ vụ án, ngành Kiểm sát đã triển khai thực hiện việc “số hóa hồ sơ”; đẩy mạnh phối hợp với Tòa án và đã tổ chức gần 26.000 phiên tòa rút kinh nghiệm; quán triệt thực hiện nghiêm các biện pháp nghiệp vụ của Ngành;... Kết quả, toàn ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 376.935 vụ/626.610 bị cáo theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Thông qua công tác kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, đã phát hiện nhiều vi phạm và ban hành gần 6.000 kháng nghị phúc thẩm, tăng 50%; trong đó, số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỷ lệ 78,9%, tăng 8,5% và vượt 8,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết 96 của Quốc hội; ban hành gần 700 kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tăng 40% và số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỷ lệ 84,8%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết 96 của Quốc hội. Đặc biệt, các trường hợp VKS quyết định truy tố nhưng Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội chiếm tỷ lệ rất nhỏ và giảm nhiều theo từng năm (năm 2017, giảm 14,3%; năm 2018, giảm 50%; năm 2020, giảm 50% so với năm trước).
Công tác điều tra tội phạm xâm phạm trong hoạt động tư pháp và tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt thẩm quyền mới được giao. Trong nhiệm kỳ, số vụ án được Cơ quan điều tra VKSND tối cao phát hiện, khởi tố và điều tra tăng 34,3% so với nhiệm kỳ trước; trong đó, có nhiều vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, vụ án tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp được dư luận xã hội quan tâm; tiến độ, chất lượng điều tra được nâng lên và không để xảy ra oan, sai; tỷ lệ điều tra đạt yêu cầu của Quốc hội. Thông qua hoạt động điều tra tội phạm trong hoạt động tư pháp, đã ban hành gần 500 kiến nghị yêu cầu cơ quan tư pháp chấn chỉnh, phòng ngừa vi phạm, tội phạm (tăng 60%).
Hai là, đã xử lý kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm yêu cầu chính trị, yêu cầu pháp luật các vụ án về tham nhũng, kinh tế lớn
VKSND tối cao đã thể hiện bản lĩnh, quyết tâm chính trị rất cao, tập trung giải quyết các vụ án về tham nhũng, kinh tế do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND tối cao, Ban Nội chính Trung ương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc bảo đảm việc xử lý, giải quyết các vụ án vừa có tính pháp lý, vừa có tính chính trị và nhân văn sâu sắc; đã phối hợp với các cơ quan tố tụng tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, kết quả tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỷ đồng. Kết quả đấu tranh chống tội phạm tham nhũng được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ngành Kiểm sát và Viện trưởng VKSND tối cao.
Ba là, công tác kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiều chuyển biến rõ nét
Trong nhiệm kỳ, Viện trưởng VKSND tối cao đã chỉ đạo ưu tiên bố trí cán bộ có năng lực, đề ra nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động tư pháp và đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đã ban hành hơn 71.000 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa. Số lượng, chất lượng kháng nghị các loại án tăng và cơ bản đáp ứng yêu cầu Quốc hội; hiệu lực các bản kiến nghị được nâng lên và vượt trên 15% chỉ tiêu Nghị quyết 96 của Quốc hội. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm tăng dần theo từng năm. Các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành án ngày càng tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
4. Một số hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân
Trong nhiệm kỳ, ngành Kiểm sát đã có nhiều nỗ lực để thực hiện hiệu quả các nghị quyết Quốc hội, chủ động khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế trước đây; đặc biệt là các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm đã được giảm mạnh. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan nên vẫn còn một vài chỉ tiêu chưa đáp ứng yêu cầu Quốc hội, như: còn có trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam sau phải trả tự do không xử lý hình sự; còn để xảy ra một số trường hợp oan và trả hồ sơ để điều tra bổ sung do vi phạm tố tụng; chất lượng kháng nghị các vụ án hành chính và tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội.
Những hạn chế, tồn tại trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do số vụ việc, vụ án tăng nhiều trong tất cả các lĩnh vực, nhiều nhiệm vụ tăng theo quy định mới của pháp luật trong khi các đơn vị đều phải chấp hành cắt giảm biên chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; một số chỉ tiêu ngành Kiểm sát không thể tự quyết định như: tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có liên quan tới hoạt động của Cơ quan điều tra, tỷ lệ chấp nhận kháng nghị có liên quan tới hoạt động xét xử của Tòa án, ... Mặc dù những tồn tại, hạn chế này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số vụ việc, vụ án phải giải quyết và kết quả năm sau tốt hơn năm trước nhưng Viện trưởng và toàn ngành Kiểm sát vẫn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình để trong thời gian tới có biện pháp khắc phục và tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa.
5. Kiến nghị
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần Thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, ngành Kiểm sát đề nghị Quốc hội một số vấn đề sau đây:
1. Tăng cường chỉ đạo, giám sát các bộ, ngành hữu quan trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất những quy định pháp luật còn vướng mắc trong nhận thức giữa các cơ quan tư pháp. Có lộ trình sửa đổi, điều chỉnh bổ sung kịp thời các điều, khoản luật không phù hợp yêu cầu thực tiễn để pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đảm bảo tính khả thi trong thực thi pháp luật.
2. Quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế, biện pháp hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp; quan tâm có cơ chế chính sách về cán bộ và điều kiện, trang bị phương tiện làm việc phù hợp vì:
a) Thực tế Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ là kiểm sát điều tra và trực tiếp điều tra như các Điều tra viên của Cơ quan quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhưng hiện nay chế độ chính sách và kinh phí hoạt động của ngành Kiểm sát được cấp theo kinh phí cơ quan hành chính, không đủ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nên cần được xem xét, quan tâm hơn trong thời gian tới.
b) Tình hình tội phạm ngày càng tăng nhanh, yêu cầu về nhiệm vụ, trách nhiệm của Viện kiểm sát theo quy định của các đạo luật tư pháp mới tăng nhiều hơn so với trước, kỷ luật Đảng đối với cán bộ tư pháp có vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ rất nghiêm khắc nên đã tạo áp lực trách nhiệm nặng nề đối với ngành Kiểm sát, do đó nếu không được tăng biên chế thì ngành Kiểm sát đề nghị giữ nguyên biên chế ban đầu thì mới giảm áp lực quá lớn về trách nhiệm chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm hiện nay của đội ngũ Kiểm sát viên. Tuy nhiên, thời gian qua ngành Kiểm sát đã chấp hành nghiêm việc tinh giản biên chế, nhưng do thực tiễn công việc của Ngành hiện nay thấy việc thiếu biên chế là vấn đề hết sức khó khăn nên vẫn kiến nghị.
3. Kiến nghị tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội; tập trung giám sát những vấn đề mang tính vĩ mô, những vấn đề chiến lược của các vùng, miền, bộ, ngành, của đất nước. Tăng cường giám sát chuyên đề việc thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm của các cơ quan tư pháp, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trên đây là Báo cáo tóm tắt công tác của Viện trưởng VKSND tối cao trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, kính trình Quốc hội xem xét.
VietNamNet