【lich đá banh】Vượt khó đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3
Thành phố Vị Thanh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) THCS mức độ 3,ượtkhđạtchuẩnphổcậpgiodụcTHCSmứcđộlich đá banh trở thành địa phương thứ hai trong 8 huyện, thị, thành phố của tỉnh đạt chuẩn này (địa phương đầu tiên đạt chuẩn này là huyện Châu Thành A).
Trường học tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đã giúp thành phố Vị Thanh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.
Nỗ lực vượt khó
Ông Lưu Văn Dủ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: “Chúng tôi tích cực tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, trong các buổi họp chi bộ, giao ban giám hiệu các trường, giáo viên phụ trách phổ cập đến tận nhà vận động, đẩy mạnh công tác phối hợp, cộng đồng trách nhiệm, tuyên truyền giữa các ban, ngành, đoàn thể… Từ đó, nâng dần nhận thức của các bậc phụ huynh, người dân chủ động đưa con em đến trường đúng theo độ tuổi. Nhờ vậy, chất lượng PCGD, XMC thành phố trong những năm qua được duy trì bền vững, kết quả năm sau luôn chất lượng hơn năm trước. Năm 2022, thành phố vươn lên đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3”.
Nếu năm 2020, toàn thành phố chỉ có 3/9 xã, phường đạt chuẩn PCGD THCS đạt mức độ 3, thì đến năm 2021 đã tăng lên có 8/9 xã, phường đạt chuẩn PCGD THCS đạt mức độ 3 (chỉ còn phường IV ở mức độ 2). Bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đến cuối năm 2022, đã có 100% xã, phường đạt chuẩn này. Các trường THCS đều có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt 100%, không có phòng học tạm, học nhờ; tỷ lệ lớp/phòng đạt 0,76% (tiêu chuẩn quy định là 0,5); phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh. Các trường có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 96,1%. Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 95,71%, tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi đã tốt nghiệp THCS đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp là 87,68%, trong năm đã có 59 học viên PCGD THCS tham gia học gửi tại các trường THCS, vận động xã hội hóa hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn trên 1,8 tỉ đồng…
Những con số ấn tượng này là kết quả sau quá trình chủ động, nỗ lực thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng PCGD ở từng địa phương, từng trường học. Bà Trần Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường IV, cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của địa phương, chị em phụ nữ chúng tôi luôn song hành trong việc quan tâm, động viên học sinh trong độ tuổi đến trường, vận động quà, tập, học bổng, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”… để giúp mỗi học sinh khó khăn đều được đến trường học tập. Điểm khó ngăn dòng bỏ học ở học sinh là hoàn cảnh kinh tế gia đình các em quá khó khăn nên việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm ổn định để phụ huynh yên tâm cho con em đi học là điều chúng tôi thực hiện hiệu quả trong thời gian qua”.
Năm 2022, phường IV đã vươn lên đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, với gần 96% thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi trong phường tốt nghiệp THCS (vượt gần 1% so với tỷ lệ quy định).
Chủ động trong cách làm, cách vận động
Một trong những thách thức lớn trong công tác PCGD THCS ở thành phố là địa bàn rộng, số lượng học sinh trên lớp khá đông, nhiều học sinh cấp THCS hoàn cảnh khó khăn, kinh phí thực hiện phổ cập còn hạn chế… Ông Phan Văn Nhớ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, chia sẻ: “Xác định rõ nguyên nhân khó, chúng tôi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD, XMC các xã, phường. Một trong những giải pháp trọng tâm là thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường học; nâng cao điều kiện và chất lượng giáo dục; làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp. Tăng cường phối hợp với các lực lượng vận động học sinh bỏ học tiếp tục đi học; giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Trong năm qua, thành phố đã nâng cấp sửa chữa 3 điểm trường THCS, với kinh phí hơn 5,4 tỉ đồng, đầu tư xây dựng các phòng chức năng hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường. Hiện nay, thành phố Vị Thanh có 26/30 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 86,7% (trong đó có đến 3 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2). Thành phố đang xây dựng Trường THCS Lê Quí Đôn, phường III vươn lên đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong thời gian tới.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Văn Trị, phường VII, phấn khởi: “Được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời, 11 phòng học xuống cấp của trường, đã được sơn phết, sửa chữa lại như mới, nhờ đó đã tạo thêm động lực thi đua dạy tốt học tốt trong thầy và trò trường. Cơ sở vật chất đảm bảo, đầy đủ các phòng chức năng, trang bị thêm máy vi tính, từ đó thu hút được nhiều học sinh đến trường hơn. Đây cũng là điều kiện để trường đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng chất lượng toàn diện, hoàn thành các chỉ tiêu tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong năm nay”.
Thành công của việc hoàn thiện các tiêu chuẩn PCGD THCS mức độ 3 sẽ là cơ hội mới cho giáo dục THCS thành phố nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung ngày càng phát triển vươn tầm.
Tiêu chuẩn để công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 các cấp Theo quy định của Chính phủ: Đối với xã phải bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%. Đối với huyện phải có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Đối với tỉnh phải có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. |
Bài, ảnh: CAO OANH