【xĩu】Khu nhà ở Gò Sao: Rủi ro “xuống tiền” dự án không đủ pháp lý

Mặc dù chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng giá căn hộ dự án Picity High Park được rao thấp nhất cũng đến 30 triệu đồng/m2. Qua hệ thống các sàn giao dịch bất động sản,àởGòSaoRủiroxuốngtiềndựánkhôngđủpháplýxĩu Picity High Park được giới thiệu là một trong những dự án tầm cỡ bậc nhất khu Tây - Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo các chuyên gia bất động sản, đây là một trong những hình thức dự án “bán lúa non” để huy động vốn. Bản thân khách hàng khi đầu tư vào những dự án kiểu này nên tìm hiểu kỹ thông tin về dự án.

{ keywords}
Dự án Picity High Park


Quanh câu chuyện “bán lúa non”, ông Nguyễn Xuân Thiêm – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Gia Cư thừa nhận: Hiện công ty đang khẩn trương thực hiện hoàn tất công tác chấp thuận đầu tư và xin phép xây dựng cho toàn dự án. Hồ sơ của dự án đang trình UBND TP.HCM xem xét ban hành quyết định chấp thuận đầu tư.

Ông Nguyễn Xuân Thiêm cho biết thêm: Hiện Công ty Gia Cư chưa ký hợp đồng đặt cọc với bất kỳ khách hàng nào. Chúng tôi sẽ làm việc với các sàn giao dịch để đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo hình thức giữ chỗ.

{ keywords}
 
{ keywords}
Dù chưa đủ thủ tục pháp lý nhưng dự án đang được các sàn giao bán rầm rộ

Chia sẻ về vấn đề “giữ chỗ” ở những dự án không đủ pháp lý, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng: Khi dự án chưa có chủ trương chấp thuận đầu tư, chưa được cấp phép xây dựng mà thực hiện giữ chỗ cho khách hàng là lách luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong đó, rủi ro lớn nhất là về năng lực tài chính chủ đầu tư, rủi ro về trục trặc pháp lý và rủi ro về tiến độ dự án. Còn về phía khách hàng, khi “xuống tiền” ở những dự án như thế này nếu xảy ra tranh chấp thì khách hàng chính là người “cầm đằng lưỡi”.

Được biết, dự án Picity High Park đã được phê duyệt chi tiết 1/500 vào tháng 5/2014 và được điều chỉnh quy hoạch vào tháng 12/2018. Dự án có tổng diện tích hơn 8,6ha, gồm 5 block chung cư.

Trước đó, dự án này có tên là Khu nhà ở chung cư do Tổng cục cảnh sát làm chủ đầu tư. Sau đó, dự án được sang tên cho công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Gia Cư để làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên liên sở, ngành và cán bộ chiến sĩ của Tổng cục Cảnh sát.

Công Hưng

‘Bát nháo’ chuyển nhượng dự án khu Đoàn ngoại giao, dân mòi mỏi chờ sổ đỏ

‘Bát nháo’ chuyển nhượng dự án khu Đoàn ngoại giao, dân mòi mỏi chờ sổ đỏ

- Theo UBND TP Hà Nội, dự án khu Đoàn ngoại giao của Hancorp và một số dự án của HUD làm chủ đầu tư có việc chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thứ cấp nhưng chưa hoàn thiện thủ tục…