Thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu
Để thực hiện các giải pháp chống thất thu,ănggầntỷđồngtừchốngthấtthukinhdoanhthươngmạidịchvụlich bóng đa anh Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ-BTC ngày 15/6/2016 về việc ban hành “Kế hoạch kiểm tra chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ”. Thực hiện quyết định này, Tổng cục Thuế cũng đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 1353 của Bộ Tài chính, theo đó đã thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế làm trưởng ban. Kế hoạch 1353 đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung tại các thành phố lớn.
Bà Nguyễn Thị Hạnh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, qua rà soát, tổng số đối tượng phải kiểm tra là 33.633 DN và hộ kinh doanh (trong đó có 19.281 DN, 14.352 hộ kinh doanh). Đã có 83,2% số DN đã được kiểm tra chống thất thu, có số thuế tăng thêm sau kiểm tra, với tổng số thuế tăng thêm là hơn 4.891,4 tỷ đồng. Trong đó, số thuế truy thu và phạt đối với DN là 1.946,1 tỷ đồng; kết quả giảm lỗ, giảm khấu trừ thuế GTGT đối với DN là 2.913,1 tỷ đồng.
"Đã có 83,2% số DN đã được kiểm tra chống thất thu có số thuế tăng thêm sau kiểm tra, với tổng số thuế tăng thêm là hơn 4.891,4 tỷ đồng. Trong đó, số thuế truy thu và phạt đối với DN là 1.946,1 tỷ đồng; kết quả giảm lỗ, giảm khấu trừ thuế GTGT đối với DN là 2.913,1 tỷ đồng...".
Về số hộ kinh doanh, có 73,4% số hộ kinh doanh đã được kiểm tra, khảo sát có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu khoán, trong đó 1/2 số hộ có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu khoán từ 50% trở lên phải điều chỉnh thuế khoán ngay trong năm 2016 với số thuế điều chỉnh tăng trong năm 2016 là 32,1 tỷ đồng; còn lại các hộ có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu khoán dưới 50% sẽ được điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán từ năm 2017. “Một số địa phương có số nộp NSNN cao, do đó, thuế tăng thêm sau kiểm tra cao như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Khánh Hoà, Hải Phòng...”, bà Hạnh cho biết.
Sau khi kết thúc đợt triển khai chống thất thu vào tháng 12/2016, Tổng cục Thuế đã ra Thông báo số 7336/TB-TCT ngày 30/12/2016 về việc chỉ đạo các cục thuế tiếp tục triển khai chống thất thu thuế theo Kế hoạch 1353 cho năm 2017 và các năm tiếp theo.
Hoàn thiện các chính sách pháp luật về thuế
Có được kết quả trên, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đã sửa đổi, bổ sung các chính sách về thuế; sửa đổi quy trình quản lý đối với hộ kinh doanh áp dụng từ năm 2015. Cụ thể, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi một số chính sách thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, đó là hộ khoán sử dụng hóa đơn thì nộp thuế khoán riêng, thuế theo hóa đơn riêng, không gộp chung như trước; bổ sung thêm hình thức công khai thông tin hộ khoán để tăng cường giám sát của cơ quan ban, ngành địa phương, tăng cường sự giám sát của người dân; quy định trách nhiệm của cấp cục thuế trong việc kiểm soát việc quản lý hộ kinh doanh tại các chi cục thuế trên địa bàn.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác tham vấn, đồng thời mở rộng số lượng hộ kinh doanh tham gia để tăng thêm tính dân chủ (địa bàn có trên 900 hộ kinh doanh thì có ít nhất 9 hộ kinh doanh tham gia hội đồng tư vấn thuế - chiếm trên 2/3 số lượng thành viên của hội đồng).
Cùng với đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 218/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo hướng hộ kinh doanh khai thuế theo tháng và phải lưu giữ hồ sơ chứng minh đầu vào hàng hóa nhập khẩu để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh, ban hành kèm theo Quyết định số 2371 ngày 18/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Theo đó đã quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ phận cấp Chi cục Thuế; quy định trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu riêng tại từng địa bàn để làm cơ sở xác định doanh thu và mức thuế khoán.
Đồng thời, ngành Thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế là hộ kinh doanh, ứng dụng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên toàn quốc theo hướng tập trung tại Tổng cục Thuế, làm cơ sở thực hiện chỉ đạo toàn ngành trong công tác quản lý hộ kinh doanh; xây dựng ứng dụng hỗ trợ quản lý rủi ro đối với hộ kinh doanh để đáp ứng việc kiểm tra, kiểm soát của Cục Thuế đối với Chi cục Thuế, hỗ trợ Chi cục Thuế trong việc kiểm soát lập Bộ thuế khoán đối với hộ kinh doanh trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng lợi dụng bán, cấp hóa đơn lẻ để hợp thức hóa chứng từ mua vào, bán ra gây thất thu NSNN.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác chống thất thu NSNN trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Cụ thể là sẽ sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, pháp luật kế toán, các luật thuế có liên quan theo hướng chính sách thuế và chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đơn giản để khuyến khích hộ lên doanh nghiệp.
Xây dựng Nghị định hóa đơn (sửa đổi): Áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn trên toàn quốc tập trung tại Tổng cục Thuế để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra chống thất thu ngân sách, chống gian lận trong hoàn thuế GTGT.
Để hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế là hộ kinh doanh, Tổng cục Thuế đã ký kết quy chế phối hợp với các bộ, ngành liên quan để chia sẻ thông tin về các dữ liệu điều tra thống kê về khu vực kinh tế cá thể để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan thuế. Thực hiện kết nối thông tin với đơn vị, tổ chức, cá nhân cho thuê mặt bằng kinh doanh, cung cấp điện, nước, viễn thông... để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào của hộ kinh doanh, xây dựng cơ sở dữ liệu về cho thuê nhà phục vụ cho công tác xác định doanh thu và mức thuế khoán; xây dựng cơ sở dữ liệu về DN nhỏ và siêu nhỏ tương tự như cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh để làm cơ sở ấn định thuế đối với DN kê khai không đúng thực tế, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch trong điều tra, khảo sát, tăng cường trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, lữ hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với DN nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, thương mại, dịch vụ, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng kinh doanh ăn uống có thương hiệu nổi tiếng, kinh doanh theo chuỗi, cơ sở kinh doanh có nhiều địa điểm hạch toán phụ thuộc./.
Khắc phục những bất cập trong thu lệ phí trước bạ Trước những phản ánh của báo chí cho rằng có nhiều bất cập trong việc thu lệ phí trước bạ, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Thuế kiểm tra và thấy rằng, có một số bất cập cần phải khắc phục. Cụ thể, người nộp thuế sau khi nộp tiền cho điểm thu NSNN trực tiếp tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng (địa điểm duy nhất của Hà Nội có điểm thu NSNN trực tiếp), vẫn phải đến trụ sở KBNN để đóng dấu chứng từ nộp tiền. Một bất cập nữa là cơ quan Kho bạc thực hiện thu lệ phí trước bạ cho Chi cục Thuế Hai Bà Trưng không nhận tiền chuyển khoản bằng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt. Để giải quyết những bất cập trên Bộ Tài chính đã chỉ đạo KBNN Trung ương đầu tư các trang thiết bị tiếp nhận thanh toán bằng thẻ không dùng tiền mặt đối với toàn bộ các kho bạc cấp huyện để tiếp nhận thu NSNN không dùng tiền mặt đối với người dân, trong đó bao gồm cả thu lệ phí trước bạ; tổ chức phối hợp với các ngân hàng thương mại mở tài khoản chuyên thu của cơ quan kho bạc trên địa bàn cấp huyện để người dân không phải đến cơ quan kho bạc lấy dấu đã nộp tiền của kho bạc cấp này. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, KBNN xây dựng Thông tư về việc kết nối thông tin giữa cơ quan đăng kiểm, cơ quan công an, cơ quan thuế, cơ quan kho bạc để thực hiện thu, nộp điện tử không dùng tiền mặt. Thực hiện cấp độ 4 trong ứng dụng công nghệ thông tin đối với thu, nộp lệ phí trước bạ, đăng ký trước bạ ô tô, xe máy cho người dân, DN. Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và các địa phương để thống nhất ban hành, thực hiện trước 30/8/2017 và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trong toàn quốc, trước mắt ở những thành phố lớn có nhu cầu giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt cao. |
Nhật Minh