【lịch thi đấu bdn】Học sinh khuyết tật gặp rào cản trong mùa dịch

Cô và trò ở lớp học chuyên biệt Trường tiểu học Thuận Thành

Tôi gặp chị V. A trong những ngày cuối năm,ọcsinhkhuyếttậtgặpràocảntrongmùadịlịch thi đấu bdn người mẹ trẻ mới ngoài 30 tuổi, có cậu con trai học tiểu học cứ than vắn, thở dài. Chị bảo, cứ trông mở cửa trường hơn bao giờ hết, vì con chị khuyết tật đang học hòa nhập. Ở nhà mãi, cháu trở nên bực bội, cháu muốn được gặp bạn bè, thầy cô.

Thời điểm dịch bệnh, giáo viên vẫn giao bài tập và trao đổi trực tuyến 1 tuần/lần nhưng cháu rất khó tập trung, đặc biệt cháu đang học viết chữ nên không thể học trực tuyến”.

Mùa dịch học sinh không đến trường, thiếu sự tương tác với giáo viên nên chuyện học vô cùng khó khăn, nhất là với học sinh khuyết tật. Các em thường chậm nhớ, hay quên, thiếu tập trung, dễ bị xao nhãng. Nếu được học trực tiếp, giáo viên sẽ có những hoạt động cá nhân, phương pháp và kỹ thuật dạy học đặc thù, thế nên, khi không có giáo viên giảng dạy dẫn đến thực trạng nhiều em khó phát triển kỹ năng.

Chưa kể, với một số trẻ, do không được tham gia các hoạt động để giải phóng năng lượng, các em có xu hướng tạo ra nhiều hành vi không phù hợp. Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Thành Võ Thị Tú Khanh cho hay, toàn trường có 52 em, đa số các em khó điều khiển hành vi nên không học trực tuyến được. Thế nên, giáo viên đã phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ các em luyện tập mỗi ngày. Bởi lẽ, nếu các em không thường xuyên học sẽ dẫn đến tình trạng một số kỹ năng được tập luyện cũng dần biến mất.

Khi phương án học trực tuyến được áp dụng, nhiều trường đã tiến hành khảo sát và tìm hiểu, nắm bắt tình hình các em học sinh. Cũng giống như học sinh bình thường, thiết bị học tập của học sinh khuyết tật ở mỗi gia đình không đồng đều. Có gia đình đầy đủ điện thoại, laptop cho con, nhưng có gia đình không có máy.

Một số học sinh sử dụng điện thoại của phụ huynh nên việc học chỉ có thể thực hiện vào buổi tối, sau khi cha mẹ các em đi làm về. Nhiều em không có trang thiết bị hoặc đường truyền ổn định để phục vụ việc học trực tuyến. Ngoài ra, nhiều phụ huynh học sinh không biết chữ hoặc cũng là người khiếm thính; không có kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh để hướng dẫn con học tập trực tuyến. Trong khi đó, nếu không có người kèm cặp, học sinh khuyết tật rất lúng túng khi tương tác qua màn hình. Nhiều trường hợp, giáo viên phải đến tận nhà giao bài, dạy học cho trẻ. Điều này giúp tất cả các em đều được tiếp cận học tập trong bối cảnh đại dịch.

Thực tế chứng minh, kiến thức nền tảng rất quan trọng với học sinh khuyết tật. Được dạy dỗ bài bản, nhiều học sinh có nhận thức, tư duy không thua kém các bạn bình thường, đồng trang lứa. Tại Trường tiểu học Vĩnh Ninh, các em học cũng như giao tiếp chủ yếu là dùng ngôn ngữ dấu nên giáo viên đã liên hệ với phụ huynh, hướng dẫn một số cách sử dụng nền tảng học trực tuyến tại nhà. Sau khi thu thập thông tin, giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch bài học cho học sinh theo tuần, tháng. Việc dạy được kết hợp với quay video hướng dẫn các kỹ năng, gửi cho phụ huynh và hướng dẫn họ tương tác cùng con.

Theo cô Nguyễn Ngọc Minh Trang, nhà trường đã xếp chung các cháu lớp dự bị và lớp 1, lớp 2 vào một lớp. Còn các cháu lớp 3,4,5 được bố trí học trực tuyến cùng một khung giờ. Qua một thời gian học online, có nhiều cháu tiếp thu rất tốt, đọc hiểu văn bản, viết chính tả, làm bài văn và toán đều được. Chỉ trừ một số cháu vừa câm điếc, vừa thiểu năng trí tuệ thì thầy cô phải có phương pháp rèn luyện riêng.

Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự hợp sức giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật. Trong đó, nhà trường là đầu mối thiết lập, vận hành sự tham gia của các bên liên quan. Chẳng hạn, trường sẽ giữ liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đã thống nhất. Ngoài ra, cần huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ các trang thiết bị, xây dựng bài học trực tuyến, tập trung cho các nhóm khuyết tật trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính, rối loạn phổ tự kỷ. Tài liệu hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật cần được phổ biến đến gia đình và ngoài xã hội.

Bài, ảnh: Huế Thu