您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【giải giao hữu các câu lạc bộ】Thủ tục hành chính về thuế và hải quan cải thiện rõ rệt

Empire7772025-01-10 15:51:16【Thể thao】7人已围观

简介Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ hai năm 2017.Thủ tục giải giao hữu các câu lạc bộ

TT

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ hai năm 2017.

Thủ tục hành chính về thuế và hải quan cải thiện rõ rệt

Theủtụchànhchínhvềthuếvàhảiquancảithiệnrõrệgiải giao hữu các câu lạc bộo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tại hội nghị, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đều đã ban hành chương trình hành động và đang tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã và đang triển khai 11/12 nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chưa triển khai. Ngoài ra, Bộ Tài chính triển khai thêm 9 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán… để tạo thuận lợi cho DN phát triển. Bộ KHĐT đang triển khai 14/16 nhiệm vụ, có 2 nhiệm vụ đã hoàn thành. Bộ Công thương đã và đang triển khai 9/9 nhiệm vụ và triển khai thêm 6 nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý ngành tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Bộ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai 5/7 nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ đề nghị chuyển sang Bộ Tài chính, 1 nhiệm vụ chuyển sang Bộ KHĐT thực hiện.

Ngoài ra, các bộ, ngành cũng đã và đang triển khai các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý, hướng tới hỗ trợ DN. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành chương trình hành động, ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN, lập đường dây nóng hướng dẫn giải đáp những kiến nghị của DN, tổ chức đối thoại công khai để nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trên địa bàn…

Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết 35, nhóm giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, gia nhập thị trường cho DN, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá là điểm đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Theo đó, lĩnh vực điển hình được cải thiện rõ rệt về thủ tục hành chính là về thuế và hải quan, thông qua việc áp dụng hiện đại hoá, giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho DN. Hệ thống khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63 cục thuế và 100% chi cục thuế trực thuộc. DN kê khai điện tử đạt tỷ lệ 99,64% và được hỗ trợ nộp thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế năm 2016 đã giảm 85 thủ tục so với 2015…

Cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore) để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN. Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11/14 Bộ. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 37 thủ tục hành chính của 9 Bộ còn lại đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tổng số bộ hồ sơ hành chính đã được xử lý trên cổng là 264 nghìn bộ hồ sơ, với sự tham gia của hơn 8,2 nghìn DN.

Đăng ký DN qua mạng điện tử đã được đưa vào vận hành, góp phần giảm thời gian, chi phí thành lập DN, hạn chế tối đa tiêu cực.

Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của DN trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tiếp nhận tổng cộng 586 phản ánh, kiến nghị của DN, trong đó đã có 372 phản ánh, kiến nghị đã được các bộ ngành, địa phương xử lý và trả lời DN.Các địa phương thành lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và giải đáp khó khăn của DN. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.

Với sự nỗ lực này, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện đáng kể. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh. Theo khảo sát của JETRO, Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của DN Nhật Bản. AmCham đánh giá Việt Nam nổi bật với việc cải thiện lớn về môi trường kinh doanh, có 36% DN Mỹ được khảo sát dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam (so với 48% ở Indonesia, 21% ở Thái Lan, 19% của Malaysia). Khảo sát của EuroCham cũng cho thấy, các DN châu Âu đánh giá tốt về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam…

Nhiều cơ quan quản lý cùng một vấn đề gây khó khăn cho DN

Tuy nhiên, phản ánh từ cộng đồng DN cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa chính sách và thực thi, dẫn đến các DN vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục hành chính. Những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa thống nhất. Chẳng hạn, chưa có sự thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ môi trường về đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường và hiệu lực của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Luật Đất đai 2013 không quy định thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư dẫn đến vướng mắc trong việc thu thu hồi đất và xử lý nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi dự án bị chấm dứt hoạt động.

Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trên phạm vi địa phương trong giải quyết thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký DN chưa thực sự hiệu quả, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận cán bộ tại địa phương chưa tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về đạo đức công vụ, vẫn tồn tại tình trạng gây khó khăn, nhũng nhiễu đối với DN.

Đáng chú ý, vẫn tồn tại tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề gây khó khăn và tăng gánh nặng chi phí cho DN. Điển hình DN phản ánh lĩnh vực an toàn vệ sinh thực thẩm hiện nay do 3 Bộ: Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng quản lý theo 3 nghị định độc lập dẫn đến vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình triển khai thực hiện. Hay việc DN phải xin giấy phép, chứng nhận chất lượng của các cơ quan khác nhau về cùng một nội dung cần kiểm nghiệm khi làm thủ tục thông quan.

Các thủ tục cấp phép, điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực: phòng cháy chữa cháy, đo không khí, chất thải, bảo vệ môi trường…; thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh doanh có điều kiện; chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, khoáng sản, tài nguyên, môi trường… còn gây khó khăn và bức xúc cho DN.

Trong thời gian tới, để khắc phục những bất cập và đạt được các mục tiêu của Nghị quyết, một số giải pháp quan trọng đã được kiến nghị tập trung thực hiện. Cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ thực hiện triệt để việc rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh, đảm bảo không chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, đơn giản hóa các điều kiện áp dụng cho đối tượng DN nhỏ và vừa.

Bộ Tài chính đẩy nhanh việc rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thực hiện cho DN; khẩn trương báo cáo về dự án một Luật sửa nhiều Luật liên quan đến thuế.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Chính phủ ban hành 1 Nghị định quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm để thực hiện Luật An toàn thực phẩm. Thống nhất một cơ quan đầu mối quản lý vấn đề an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi cho DN.

Bộ Công thương rà soát, sửa đổi triệt để các quy định quản lý mặt hàng theo mã số xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt đối với mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành theo hướng tổng hợp trong một thông tư trong đó nêu rõ điều kiện xuất nhập khẩu, trình tự thủ tục, cơ quan giám sát, kiểm tra, mức phí thực hiện, áp dụng thủ tục một cửa liên thông và kết nối mạng....

D.A

很赞哦!(1118)